Bị trễ kinh nhưng thử que không có thai: Nguyên nhân do đâu?
Bị trễ kinh nhưng thử que không có thai là hiện tượng khiến nhiều chị em hoang mang, lo lắng không biết cơ thể đang gặp vấn đề gì. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như căng thẳng, rối loạn nội tiết, thay đổi cân nặng đột ngột hoặc mắc bệnh lý phụ khoa. Vậy khi rơi vào tình huống này, chị em nên làm gì để kiểm tra chính xác và chăm sóc sức khỏe sinh sản hiệu quả?
Tại sao bị trễ kinh nhưng thử que không có thai?
Nhiều chị em xảy ra tình trạng bị trễ kinh nhưng thử que không có thai
Bạn đã trễ kinh vài ngày, thậm chí vài tuần hoặc vài tháng nhưng khi kiểm tra bằng que thử thai, kết quả lại do một vạch cho thấy bạn không có thai. Điều này khiến bạn không khỏi bối rối: liệu mình có đang mang thai mà que chưa phát hiện, kết quả bị sai hay cơ thể đang gặp vấn đề gì khác?
Theo các chuyên gia tại Phòng Khám Đa Khoa Nam Định thì tình trạng trễ kinh nhưng thử que không có thai có thể là do những nguyên nhân sau:
1. Trường hợp có thai, que thử âm tính giả
Trong một số trường hợp đặc biệt dưới đây có thể khiến que thử cho kết quả âm tính giả dù thai kỳ đã hình thành, bạn đang bị trễ kinh nhưng thử que lại không có thai:
- Do nồng độ HCG thấp: Trong khoảng 1 tháng đầu của thai kỳ, đặc biệt là trong những tuần đầu, nồng độ hormone HCG trong cơ thể người phụ nữ có thể vẫn còn ở mức thấp. Nếu chỉ số này dưới 12,4 mUI/ml thì khả năng cao là que thử thai sẽ không đủ độ nhạy để phát hiện, dẫn đến kết quả chỉ hiện 1 vạch. Do đó, nếu nghi ngờ có thai nhưng que thử âm tính, chị em nên chờ thêm vài ngày và thử lại hoặc đến cơ sở y tế để xét nghiệm máu cho chính xác.
- Que thử thai không đạt tiêu chuẩn: Chất lượng của que thử thai cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến độ chính xác của kết quả. Những que thử không được sản xuất đúng tiêu chuẩn, kém chất lượng có thể phản ứng sai với nồng độ hormone hCG và cho ra kết quả thiếu chính xác.
- Do uống quá nhiều nước trước khi thử thai: Việc uống quá nhiều nước ngay trước khi thử thai có thể khiến nồng độ hormone HCG trong nước tiểu bị pha loãng, từ đó làm giảm độ nhạy của que thử và cho kết quả âm tính giả. Để đảm bảo kết quả chính xác nhất, chị em nên lấy mẫu nước tiểu vào buổi sáng sớm – thời điểm nước tiểu đậm đặc và chứa lượng hCG cao nhất. Tránh uống quá nhiều nước trước đó sẽ giúp kết quả que thử chính xác và dễ dàng xác định có thai hay không.
- Cách sử dụng que thử chưa đúng: Việc không tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng que thử có thể dẫn đến kết quả không chính xác. Thời gian đọc kết quả thường được khuyến cáo trong khoảng từ 1 đến 3 phút. Nếu bạn để que thử quá lâu mới đọc hoặc đọc quá sớm, phản ứng hóa học trên que có thể bị sai lệch, làm sai lệch kết quả và gây hiểu lầm rằng mình không có thai dù thực tế có thể ngược lại.
- Do đang mang thai đôi hoặc ba: Ở những trường hợp mang thai đôi hoặc ba, nồng độ HCG trong cơ thể tăng cao một cách bất thường so với mang thai đơn. Tuy nhiên, chính sự gia tăng quá mức này đôi khi lại khiến que thử bị "quá tải", dẫn đến phản ứng hóa học không diễn ra chính xác và cho ra kết quả âm tính giả. Đây là một hiện tượng hiếm gặp nhưng vẫn được ghi nhận trong thực hành lâm sàng.
- Do mang thai ngoài tử cung: Mang thai ngoài tử cung là tình trạng trứng đã thụ tinh không làm tổ trong tử cung mà phát triển ở những vị trí bất thường, chẳng hạn như vòi trứng. Trong trường hợp này, ngoài dấu hiệu trễ kinh và que thử 1 vạch, chị em còn có thể thấy các triệu chứng kèm theo như xuất huyết âm đạo bất thường, đau dữ dội ở vùng bụng dưới, buồn nôn, chóng mặt, da xanh xao, tụt huyết áp, ngất xỉu,….
2. Trường hợp bạn không có thai
Các vấn đề ở tuyến giáp như suy giáp và cường giáp đều có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn và khiến chị em bị trễ kinh
Trong trường hợp bạn trễ kinh không phải là do mang thai thì có thể là do một trong những nguyên nhân sau đây gây ra:
- Sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích: Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…sẽ làm suy giảm chức năng nội tiết và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của buồng trứng. Việc lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá thường xuyên khiến hormone bị rối loạn và làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, các chất này còn ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản nói chung và làm tăng nguy cơ mắc các căn bệnh nguy hiểm khác.
- Cân nặng bị thay đổi đột ngột: Tăng hoặc giảm cân quá nhanh đều ảnh hưởng đến nội tiết tố nữ và làm gián đoạn quá trình rụng trứng. Khi trọng lượng của cơ thể bị thay đổi đột ngột, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách ức chế hoạt động của trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng. Vì vậy, những người giảm cân bằng cách ăn kiêng khắc nghiệt hoặc tăng cân nhanh chóng, thừa cân, béo phì thường gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Để chu kỳ trở lại bình thường, nữ giới cần duy trì cân nặng ổn định và một chế độ ăn uống cân bằng và khoa học.
- Tâm lý bị ảnh hưởng: Nhiều phụ nữ không nhận ra rằng tâm lý ảnh hưởng lớn đến chu kỳ kinh nguyệt. Và căng thẳng, stress kéo dài là một yếu tố tác động mạnh đến vùng dưới đồi – nơi điều khiển hormone sinh sản. Khi cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài do công việc, học tập hoặc áp lực cuộc sống, quá trình rụng trứng có thể bị gián đoạn, từ đó dẫn đến trễ kinh. Do đó, duy trì tâm trạng ổn định, thư giãn, tránh để bản thận bị stress là điều cần thiết để chu kỳ kinh nguyệt diễn ra bình thường.
- Đang cho con bú: Sau sinh, đặc biệt khi đang cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, cơ thể sẽ tiết ra hormone prolactin để kích thích tiết sữa – đồng thời ức chế quá trình rụng trứng. Điều này khiến chu kỳ kinh nguyệt bị gián đoạn trong vài tháng và đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường.
- Giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh sớm: Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, buồng trứng bắt đầu suy giảm chức năng, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều và khoảng cách giữa các kỳ kinh ngày càng dài. Một số phụ nữ có thể trải qua hiện tượng mãn kinh sớm do di truyền, bệnh lý hoặc điều trị y tế. Trễ kinh kéo dài kèm theo các triệu chứng như bốc hỏa, khô âm đạo, mất ngủ… có thể là dấu hiệu cảnh báo giai đoạn này.
- Vấn đề ở tuyến giáp: Các vấn đề ở tuyến giáp như suy giáp và cường giáp đều có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn và khiến chị em bị trễ kinh. Vì tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa hormone sinh sản vì vậy bất kỳ sự mất cân bằng nào tại đây đều ảnh hưởng đến hoạt động của buồng trứng.
- Tập luyện thể thao quá mức: Tập luyện thể thao quá mức, đặc biệt là ở những vận động viên, người tập gym chuyên nghiệp hoặc những ai đốt cháy quá nhiều năng lượng mà không bổ sung đủ chất dinh dưỡng có thể dễ gặp phải tình trạng trễ kinh, kinh nguyệt bất thường. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe sinh sản, nữ giới cần duy trì chế độ luyện tập vừa phải, kết hợp nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng hợp lý.
- Tác dụng phụ của thuốc hoặc biện pháp tránh thai nội tiết: Một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc điều trị bệnh tuyến giáp, thuốc chữa trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc chống co giật,…có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, các biện pháp tránh thai nội tiết như que cấy hoặc tiêm hormone cũng gây tình trạng trễ kinh hoặc mất kinh ở nữ giới.
- Do một số bệnh lý: Các bệnh lý như buồng trứng đa nang, viêm buồng trứng, suy buồng trứng, viêm lộ tuyến tử cung, u xơ tử cung...có thể gây rối loạn quá trình rụng trứng, trễ kinh hoặc mất kinh kéo dài. Những tình trạng này cần được chẩn đoán sớm qua siêu âm và xét nghiệm nội tiết. Trường hợp không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng lâu dài đến khả năng sinh sản của nữ giới. Bên cạnh đó, những bệnh lý mạn tính như tiểu đường, bệnh Celiac...cũng có thể là nguyên nhân khiến chị em bị chậm kinh.
Mong rằng qua bài viết trên, quý bạn đọc có thể hiểu rõ nguyên nhân tại sao bị trễ kinh nhưng thử que không có thai. Trong trường hợp cần được tư vấn chuyên sâu hoặc khám trực tiếp, bạn hãy liên hệ với Phòng Khám Đa Khoa Nam Định để được hỗ trợ.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 181 Song Hào, Văn Miếu, TP. Nam Định, Nam Định
- Website: http://dakhoanamdinh.com.vn
- Điện thoại: (0228) 730 6888
- Thời gian làm việc: 08:00-20:00 (tất cả các ngày trong tuần, bao gồm Lễ Tết - Không nghỉ trưa)