Nổi hạch ở bẹn do đâu? 9 nguyên nhân phổ biến bạn không nên bỏ qua
Nổi hạch ở bẹn là một trong những hiện tượng không hề hiếm gặp nhưng lại thường khiến nhiều người cảm thấy hoang mang và lo lắng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi hạch ở bẹn.
Nổi hạch ở bẹn là do nguyên nhân gì gây ra?
Nhiều người bị nổi hạch ở bẹn nhưng không biết nguyên nhân nào gây ra
Vùng bẹn, với cấu trúc đặc biệt và vị trí nhạy cảm, rất dễ bị tổn thương bởi các yếu tố bên ngoài hoặc do các vấn đề từ bên trong cơ thể. Theo các bác sĩ chuyên khoa của Phòng Khám Đa Khoa Nam Định thì tình trạng nổi hạch ở bẹn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất có thể kể đến như:
1. Nhiễm trùng
Nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng nổi hạch ở vùng bẹn. Khi cơ thể bị nhiễm trùng, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus hoặc nấm, dẫn đến việc các hạch bạch huyết tại vùng bẹn sưng to và đau nhức. Điều quan trọng là khi gặp phải triệu chứng này, bạn cần phải đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị thích hợp, tránh để tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng.
2. Phản ứng sau tiêm vắc xin
Một số loại vắc xin phòng bệnh có thể gây tình trạng sưng hạch sau khi tiêm, chẳng hạn như sởi, quai bị, rubella, thương hàn...Ngoài ra, mặc dù hiếm gặp, một số loại thuốc điều trị như allopurinol (dùng trong điều trị gout), penicillin, phenytoin, pyrimethamine (điều trị sốt rét), carbamazepin (chữa động kinh, rối loạn lưỡng cực) cũng được ghi nhận là có thể gây tác dụng phụ làm sưng hạch ở bẹn.
3. Căng thẳng hoặc chấn thương tại vùng bẹn
Căng thẳng hoặc chấn thương cũng có thể là tác nhân gây nổi hạch tại vùng bẹn, đặc biệt khi vùng này phải chịu áp lực hoặc tổn thương từ các yếu tố bên ngoài như: chấn thương từ hoạt động thể chất hay trong sinh hoạt hàng ngày, tập luyện thể dục thể thao cường độ cao hoặc thậm chí áp lực kéo dài từ việc mặc trang phục quá chật đều có thể dẫn đến phản ứng viêm nhẹ tại khu vực này, làm kích thích hạch bạch huyết phát triển.
4. Tắc nghẽn hệ thống bạch huyết
Hệ thống bạch huyết đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển chất lỏng, tế bào miễn dịch và các chất thải của cơ thể. Khi có sự tắc nghẽn hoặc rối loạn trong hệ thống bạch huyết, chất dịch không thể lưu thông một cách bình thường, dẫn đến tình trạng sưng tấy của các hạch bạch huyết. Vùng bẹn là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự tắc nghẽn hay rối loạn này, khiến cho các hạch bạch huyết tại đây có thể bị phình to lên.
5. Các bệnh lý da liễu
Ngoài các nguyên nhân nêu trên, nổi hạch ở bẹn còn có thể liên quan đến những bệnh lý da liễu như viêm bã nhờn, viêm nang lông hay một số vấn đề da liễu khác.
6. Bệnh phụ khoa
U nang bã nhờn là một trong những bệnh lý phụ khoa thường gặp, có thể dẫn đến tình trạng nổi hạch ở bẹn của nữ giới
6.1 U nang Bartholin
Tuyến Bartholin là một bộ phận nhỏ nhưng giữ vai trò vô cùng quan trọng trong cơ quan sinh dục nữ, nằm dưới môi lớn của âm đạo. Khi tuyến Bartholin bị tắc nghẽn hoặc viêm nhiễm (thường do vệ sinh cá nhân không đảm bảo hoặc quan hệ tình dục không an toàn) dịch tiết sẽ bị ứ đọng lại, hình thành nên các u nang. Các khối u này ban đầu có thể nhỏ như hạt đậu nhưng theo thời gian có thể phát triển lớn dần, thậm chí có kích thước bằng quả bóng nhỏ, chứa đầy chất nhầy hoặc dịch mủ bên trong.
Sự xuất hiện của u nang Bartholin không chỉ gây hiện tượng nổi hạch đau đớn tại vùng bẹn mà còn làm ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt thường ngày và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong giai đoạn đầu, biện pháp ngâm mình trong nước ấm có thể giúp giảm sưng đau và hỗ trợ tuyến dẫn lưu dịch ra ngoài. Tuy nhiên, nếu sau 3-4 ngày triệu chứng không thuyên giảm, người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.
6.2 U nang bã nhờn
U nang bã nhờn là một trong những bệnh lý phụ khoa thường gặp, có thể dẫn đến tình trạng nổi hạch ở bẹn của nữ giới. Bệnh hình thành chủ yếu do sự tích tụ quá mức của keratin tại khu vực âm hộ hoặc xuất phát từ việc vệ sinh vùng kín không đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho nang bã nhờn phát triển. Biểu hiện thường gặp của bệnh là sự xuất hiện của các hạch nhỏ ở bẹn, có thể ở bên phải hoặc bên trái tùy theo vị trí tổn thương tại âm hộ.
May mắn thay, u nang bã nhờn thường lành tính và không gây nguy hiểm nếu được chăm sóc đúng cách. Việc duy trì vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô thoáng thường giúp các hạch này tự tiêu biến sau vài ngày mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, nếu quan sát thấy hạch có xu hướng to dần sau vài tuần hoặc có dấu hiệu bị đau do lở loét thì bạn cần đi thăm khám ngay.
7. Bệnh nam khoa
7.1 Giãn tĩnh mạch thừng tinh
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một bệnh lý khá phổ biến ở nam giới, đặc biệt trong độ tuổi sinh sản. Bệnh này được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm chức năng tinh hoàn, thậm chí dẫn tới vô sinh nếu không được điều trị kịp thời. Ở giai đoạn đầu, bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh
thường không gây ra triệu chứng rõ ràng. Khi tiến triển nặng, người bệnh sẽ cảm nhận được những túi mạch giãn ở da bìu như túi giun kèm theo các biểu hiện như: sưng và phù nề ở tinh hoàn, nổi hạch ở bẹn...
7.2 Viêm tinh hoàn
Tinh hoàn là cơ quan chịu trách nhiệm sản xuất tinh trùng và tiết hormone testosterone và khi bị viêm sẽ gây sưng đau một hoặc cả hai bên, kèm theo nổi hạch tại háng trong bìu. Các hạch này thường sưng to, có thể dễ dàng cảm nhận bằng tay, khi ấn vào gây cảm giác đau buốt. Đáng chú ý, dù đôi khi các hạch có thể tự biến mất sau vài ngày nhưng tình trạng này chỉ mang tính tạm thời. Sau đó, các hạch sẽ nổi lên với số lượng nhiều hơn và mức độ đau đớn gia tăng.
Ngoài ra, người bệnh cũng bị đau tức ở tinh hoàn. Những cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội lan xuống vùng đùi, bụng dưới, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng đời sống tình dục do gây đau khi giao hợp và xuất tinh.
7.3 Xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn là một tình trạng cấp cứu nam khoa nghiêm trọng, xảy ra khi tinh hoàn bị xoắn quanh dây thừng tinh gây tắc nghẽn dòng máu, dẫn đến sung huyết, phù nề và thậm chí còn có nguy cơ hoại tử tinh hoàn nếu không được xử lý kịp thời. Nam giới bị xoắn tinh hoàn thường xuất hiện các triệu chứng như: sưng tinh hoàn, sốt kèm theo nổi hạch ở bẹn tương ứng với bên tinh hoàn bị tổn thương......
8. Bệnh xã hội
Nổi hạch ở bẹn cũng có thể do các bệnh xã hội như giang mai, lậu hoặc mụn rộp sinh dục gây ra. Các bệnh này thường đi kèm với triệu chứng xuất hiện các vết loét hoặc nổi mụn sùi, mụn nước ở các cơ quan trên cơ thể, nổi hạch ở bẹn, tiểu buốt, tiểu rắt, đau khi quan hệ tình dục, sốt,....
9. Các bệnh khác
Ngoài những nguyên nhân kể trên, nhiều bệnh lý khác cũng có thể là nguyên nhân gây nổi hạch ở bẹn, bao gồm: lao hạch, bệnh hạ cam, bệnh Leukemia, HIV/AIDS, ung thư tại hạch, ung thư di căn hạch,...Những trường hợp này cần được chẩn đoán và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên sâu để tránh những biến chứng nặng nề.
Nói tóm lại, nổi hạch ở bẹn là tình trạng phản ánh những biến đổi bất thường trong cơ thể hay những bệnh lý cần can thiệp và chữa trị sớm. Do đó, khi gặp phải hiện tượng này, người bệnh nên chủ động đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị ngay.
Tìm đọc các thông tin cùng chủ đề tại: https://dakhoanamdinh.com.vn/viem-phu-khoa/