Bệnh nang mào tinh hoàn: triệu chứng & nguyên nhân gây bệnh
Bệnh nang mào tinh hoàn là một dạng khối u lành tính hình thành tại mào tinh hoàn, bên trong chứa dịch lỏng trong suốt. Khi chạm vào vùng bìu, người bệnh có thể cảm nhận được một khối tròn nhỏ nhô lên trên mào tinh hoàn, tương tự như một hạt đậu. Tuy nhiên, kích thước nang cũng có thể dao động từ vài milimet đến vài centimet, tùy vào từng trường hợp.
Bài viết ngay dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Triệu chứng thường gặp của bệnh nang mào tinh hoàn
Nang mào tinh hoàn là một dạng khối u lành tính hình thành tại mào tinh hoàn, bên trong chứa dịch lỏng trong suốt
Bệnh nang mào tinh hoàn là sự xuất hiện khối nang chứa dịch lỏng, lành tính phát triển tại mào tinh hoàn. Tình trạng này thường khởi phát do tắc nghẽn ống dẫn tinh, ứ đọng dịch hoặc hệ quả của viêm nhiễm và chấn thương tinh hoàn, khiến mào tinh hoàn tiết dịch quá mức và dần tạo thành các nang.
Kích thước của nang mào tinh hoàn rất đa dạng, có thể chỉ vài milimet nhưng cũng có trường hợp phát triển đến vài centimet. Đáng chú ý, nếu không được theo dõi và can thiệp kịp thời, các khối nang này có thể tiếp tục gia tăng kích thước theo thời gian, gây chèn ép, khó chịu.
Trong phần lớn các trường hợp, nang mào tinh hoàn không gây đau hay ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, do đó nhiều người không nhận ra sự hiện diện của nó. Tuy nhiên, khi nang phát triển về kích thước hoặc lan rộng thành nhiều cụm, một số dấu hiệu có thể xuất hiện, bao gồm:
- Khi sờ vào mào tinh hoàn, cảm nhận được một khối u căng tròn, lồi nhẹ trên bề mặt.
- Cảm giác tinh hoàn nặng hơn do sự tồn tại của khối nang bên trong.
- Xuất hiện những cơn đau nhẹ khi xuất tinh nhưng không quá dữ dội.
- Khi nang phát triển lớn hơn, người bệnh có thể cảm thấy bìu nặng nề, khó chịu, đặc biệt là khi vận động hoặc đứng lâu.
Mặc dù bệnh nang mào tinh hoàn không nguy hiểm nhưng nếu có dấu hiệu bất thường hoặc kích thước khối nang tăng nhanh, nam giới nên chủ động thăm khám để được tư vấn và theo dõi nhằm tránh các biến chứng xấu có thể xảy ra.
Cùng điểm qua các bệnh tinh hoàn thường gặp ở nam giới
Nguyên nhân gây nang mào tinh hoàn do đâu?
Hiện nay, y học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh nang mào tinh hoàn. Tuy nhiên, thông qua thực tế lâm sàng, các chuyên gia nhận thấy một số yếu tố có thể góp phần dẫn đến sự xuất hiện của nang mào tinh hoàn, cụ thể như sau:
- Nhiễm trùng ngược dòng: Vi khuẩn từ tuyến tiền liệt hoặc bàng quang có thể xâm nhập vào hệ thống sinh dục, gây viêm nhiễm và kích thích sự hình thành các nang ở mào tinh hoàn.
- Tắc nghẽn ống dẫn tinh: Khi một hoặc nhiều ống dẫn tinh bị ứ đọng, quá trình bài tiết tinh dịch bị gián đoạn, gây tắc nghẽn và dẫn đến tích tụ dịch lỏng và dần dần hình thành các nang.
- U nang trong bìu: Sự xuất hiện của các khối u nang bên trong bìu, nếu không được phát hiện và xử lý sớm, có thể phát triển lớn dần theo thời gian, gây áp lực lên mào tinh hoàn và dẫn đến các triệu chứng đau và khó chịu.
- Viêm mào tinh hoặc bị chấn thương: Nam giới từng bị viêm mào tinh hoàn hoặc chấn thương vùng bìu có nguy cơ cao phát triển nang mào tinh hoàn do sự xâm nhập của vi khuẩn.
- Rối loạn cấu trúc ống tuyến mào tinh: Khi các ống tuyến của mào tinh hoàn bị cuộn lại hoặc lộn ngược bất thường, sự lưu thông của dịch bên trong có thể bị ảnh hưởng, tạo điều kiện cho nang hình thành.
- Xoắn tinh hoàn: Đây là tình trạng nghiêm trọng có thể làm gián đoạn nguồn cung cấp máu đến tinh hoàn. Khi mô tinh hoàn bị tổn thương do thiếu oxy, các biến chứng như nang mào tinh hoàn có thể xảy ra.
Cách điều trị bệnh nang mào tinh hoàn cho hiệu quả cao
Bệnh nang mào tinh hoàn có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau
Nang mào tinh hoàn là một dạng tổn thương lành tính, không phải ung thư và trong nhiều trường hợp, không gây nguy hiểm đáng kể đến sức khỏe nam giới. Nếu khối nang có kích thước nhỏ, không gây đau hay ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, người bệnh sẽ không phải điều trị. Tuy nhiên, việc theo dõi định kỳ là cần thiết để đánh giá sự phát triển của nang và ngăn ngừa các nguy cơ.
Nếu khối nang có dấu hiệu tăng kích thước hoặc gây khó chịu, một số phương pháp điều trị có thể được áp dụng, bao gồm:
1. Điều trị bằng thuốc
Thuốc không có tác dụng loại bỏ hoàn toàn nang mào tinh hoàn nhưng có thể giúp kiểm soát triệu chứng, cụ thể:
- Thuốc giảm đau, kháng viêm: Giúp giảm đau và hạn chế viêm nhiễm nếu có.
- Thuốc đặc trị: Một số loại thuốc đặc trị có thể được chỉ định để ức chế sự phát triển của khối nang mào tinh hoàn.
*Chú ý: Trong quá trình sử dụng thuốc để điều trị bệnh nang mào tinh hoàn, người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa, tránh tự ý dùng thuốc để hạn chế tác dụng phụ không mong muốn.
Tìm đọc các thông tin cùng chủ đề tại: https://dakhoanamdinh.com.vn/tinh-hoan/
2. Hút dịch và liệu pháp xơ cứng
- Hút chất lỏng trong nang: Các bác sĩ sẽ dùng kim chuyên dụng để hút chất lỏng trong khối nang mào ra, giúp giảm kích thước và giảm áp lực tại vùng bìu.
- Liệu pháp xơ cứng: Với phương pháp này, đầu tiên các bác sĩ sẽ thực hiện nội soi để đưa một ống thông vào u nang. Sau khi xác định được khối u, bác sĩ sẽ tiêm một chất lỏng vào khối u để gây ra phản ứng. Chất lỏng được tiêm vào khối u thường là Ethanol giúp tiêu diệt các u nang.
Mặc dù hai phương pháp này giúp giảm nhanh triệu chứng nhưng có thể không điều trị dứt điểm, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ tổn thương tinh hoàn nên thường không được ưu tiên.
3. Phẫu thuật
Phẫu thuật thường được chỉ định trong trường hợp nang có kích thước quá lớn và việc điều trị bằng thuốc không hiệu quả. Quá trình phẫu thuật nhằm loại bỏ hoàn toàn nang khỏi mào tinh hoàn mà không làm ảnh hưởng đến chức năng sinh dục.
Dành cho những ai quan tâm về
Lời khuyên từ các chuyên gia y tế
Mặc dù bệnh nang mào tinh hoàn không phải là bệnh lý nguy hiểm, nhưng nếu không theo dõi và can thiệp đúng cách, có thể dẫn đến khó chịu kéo dài và ảnh hưởng đến sức khỏe của nam giới. Vì vậy, ngay khi có các dấu hiệu bất thường như đau, sưng hoặc cảm giác nặng nề ở bìu, nam giới nên đi thăm khám sớm để được tư vấn và điều trị kịp thời.