Tổng quan về phì đại tuyến tiền liệt: Dấu hiệu và cách phòng ngừa

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đinh Quang Tiến

Phì đại tuyến tiền liệt là tình trạng tuyến tiền liệt của nam giới gia tăng kích thước một cách lành tính, chèn ép vào niệu đạo và bàng quang gây ra các rối loạn tiểu tiện như tiểu khó, tiểu ngắt quãng, tiểu đêm nhiều lần. Bệnh thường gặp ở nam giới ngoài 50 tuổi, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng như bí tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi bàng quang.

Phì đại tuyến tiền liệt là gì?

Phì đại tuyến tiền liệt (tên gọi khác tăng sản lành tính tuyến tiền liệt) là tình trạng tuyến tiền liệt ở nam giới phát triển lớn hơn bình thường, gây chèn ép vào niệu đạo - ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Tình trạng này dẫn đến rối loạn tiểu tiện như tiểu khó, tiểu yếu, tiểu nhiều lần, đặc biệt là vào ban đêm.

Tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ nằm bên dưới bàng quang và bao quanh niệu đạo. Tuyến này có vai trò sản xuất một phần tinh dịch, hỗ trợ quá trình sinh sản. Khi tuổi càng cao, đặc biệt từ sau 50 tuổi, sự thay đổi nội tiết tố (đặc biệt là testosterone) khiến tuyến này có xu hướng tăng sinh tế bào, gây ra hiện tượng phì đại.

Một số đặc điểm của phì đại tuyến tiền liệt:

  • Là bệnh lý lành tính, không phải ung thư nhưng vẫn cần theo dõi và điều trị đúng cách.

  • Tiến triển chậm, nhưng nếu để lâu có thể gây ra biến chứng như bí tiểu cấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi bàng quang hoặc suy thận.

  • Không liên quan trực tiếp đến ung thư tuyến tiền liệt, nhưng dễ nhầm lẫn nếu không được thăm khám kỹ lưỡng.

Điểm qua các dấu hiệu nhận biết phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới

phì đại tuyến tiền liệt

Dấu hiệu nhận biết phì đại tuyến tiền liệt ở nam điển hình là tình trạng tiểu khó

Theo các chuyên gia tại Phòng Khám Đa Khoa Nam Định thì phì đại tuyến tiền liệt gây ra nhiều biểu hiện rối loạn tiểu tiện, thường thấy qua các triệu chứng điển hình sau:

  • Tiểu nhiều lần: Người bệnh có cảm giác buồn tiểu liên tục, không kiểm soát được nhu cầu đi vệ sinh, khiến số lần tiểu tiện tăng gấp đôi hoặc hơn so với bình thường. Triệu chứng này thường xuất hiện cả vào ban ngày lẫn ban đêm, nhất là vào rạng sáng.
  • Tiểu ngắt quãng: Dòng nước tiểu không ổn định, bị ngắt giữa chừng, nước tiểu rỉ ra từng đợt nhỏ thay vì chảy thành dòng mạnh. Hiện tượng này đôi khi liên quan đến sỏi nhỏ tồn tại trong bàng quang gây cản trở.
  • Tiểu khó: Người bệnh cảm thấy khó đi tiểu ngay, thường phải đứng chờ một lúc mới tiểu được. Khi đã đi tiểu, dòng nước tiểu yếu, phải rặn mới ra được, đôi khi còn kèm theo cảm giác đau buốt khi tiểu.
  • Tiểu són: Nước tiểu rò rỉ ngoài ý muốn, người bệnh không kiểm soát được, dù khoảng cách giữa các lần đi vệ sinh khá gần nhau. Tình trạng này gây khó chịu kéo dài và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày.

Các triệu chứng khác bao gồm cảm giác buồn tiểu cấp bách không thể nhịn dù chỉ trong thời gian ngắn; sau khi đi tiểu vẫn còn cảm giác tiểu chưa hết; đôi khi tiểu ra máu, nước tiểu đục hoặc kèm theo biểu hiện nhiễm khuẩn. Nếu tình trạng tắc nghẽn niệu đạo diễn ra kéo dài, người bệnh có thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ, nôn ói, thậm chí còn có dấu hiệu nhiễm độc đường tiết niệu,...

Giải pháp phòng ngừa bệnh phì đại tuyến tiền liệt ở nam hiệu quả tại nhà

phì đại tuyến tiền liệt

Các biện pháp phòng ngừa phì đại tuyến tiền liệt hiệu quả

Tuy bệnh phì đại tuyến tiền liệt khá lành tính, nhưng việc chủ động phòng ngừa từ sớm có thể giúp hạn chế tiến triển bệnh và duy trì sức khỏe hệ tiết niệu - sinh dục lâu dài. Dưới đây là các biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả giúp phòng ngừa phì đại tuyến tiền liệt mà nam giới cần lưu ý:

  • Không nhịn tiểu và hạn chế ngồi lâu một chỗ: Việc cố gắng nhịn tiểu trong thời gian dài có thể làm tăng áp lực lên bàng quang và tuyến tiền liệt, từ đó thúc đẩy nguy cơ viêm nhiễm và rối loạn tiểu tiện. 
  • Duy trì lối sống lành mạnh và ổn định tâm lý: Một lối sống điều độ, khoa học là yếu tố cốt lõi trong việc phòng ngừa các bệnh lý mạn tính, trong đó có phì đại tuyến tiền liệt. Luôn giữ tinh thần thư thái, tránh tình trạng căng thẳng, stress kéo dài. Đồng thời, bạn cũng nên kiểm soát cân nặng một cách hợp lý thông qua chế độ ăn uống và vận động thường xuyên.
  • Hạn chế muối, dầu mỡ và thực phẩm chế biến sẵn: Chế độ ăn quá mặn và nhiều dầu mỡ dễ làm tăng phản ứng viêm và giữ nước trong cơ thể, từ đó thúc đẩy sự phì đại tuyến tiền liệt. Việc loại bỏ hoặc giảm thiểu đồ ăn mặn, thức ăn nhanh và các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ sẽ góp phần làm giảm gánh nặng chuyển hóa cho hệ tiết niệu và duy trì hoạt động ổn định của tuyến tiền liệt.
  • Tăng cường thực phẩm tốt cho tuyến tiền liệt: Một số loại thực phẩm như quả bơ, hạt bí ngô, quả hồ đào, các loại đậu, mầm lúa mì, hành tây, tỏi, vừng, hạnh nhân, hạt bí ngô, các loại quả mọng,...thường chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất, kẽm và các axit béo có lợi. Những thành phần này đã được chứng minh có khả năng hỗ trợ bảo vệ tế bào tuyến tiền liệt, giảm viêm và điều hòa nội tiết tố nam.
  • Hạn chế tiêu thụ thịt đỏ và nội tạng động vật: Việc ăn quá nhiều thịt đỏ như thịt bò, trâu, heo, dê, chó,…cũng như các loại nội tạng động vật như tim, gan, lòng, pate…cũng có thể làm tăng nồng độ hormone kích thích tăng trưởng bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Vì vậy, thay vì tiêu thụ thịt đỏ và nội tạng động vật, bạn nên ưu tiên các nguồn đạm từ cá, đậu phụ và thịt gia cầm để hỗ trợ duy trì sức khỏe lâu dài.
  • Uống đủ nước, đúng cách: Việc cung cấp đủ nước mỗi ngày (khoảng 2 lít) giúp hỗ trợ quá trình lọc thải và làm sạch đường tiết niệu. Tuy nhiên, cần tránh uống nhiều nước trước giờ ngủ để hạn chế tiểu đêm, đồng thời bạn tuyệt đối không nên sử dụng các loại nước ngọt có ga để thay thế nước lọc. Rượu, bia và thức uống chứa caffeine cũng nên hạn chế vì chúng gây kích thích bàng quang, làm nặng thêm các triệu chứng rối loạn tiểu tiện.
  • Tập thể dục thường xuyên, ưu tiên bài tập Kegel: Vận động thể chất đều đặn giúp tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện chức năng nội tiết và gtăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt, bài tập Kegel dành cho nam giới có thể giúp tăng cường cơ sàn chậu và cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang, rất hữu ích trong việc ngăn ngừa rối loạn tiểu tiện do phì đại tuyến tiền liệt.
  • Thận trọng khi dùng thuốc: Bạn cần tránh việc tự ý sử dụng các loại thuốc như thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm, thuốc thông mũi và thuốc lợi tiểu và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng những loại thuốc này.

Phòng ngừa bệnh phì đại tuyến tiền liệt không chỉ là việc dành riêng cho người lớn tuổi mà cần được chú trọng ngay từ khi còn trẻ. Với những thay đổi nhỏ nhưng kiên trì trong lối sống, chế độ ăn uống và vận động, nam giới hoàn toàn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh và bảo vệ sức khỏe sinh lý - tiết niệu một cách bền vững và chủ động.

Mong rằng những nội dung trên đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về tình trạng phì đại tuyến tiền liệt. Trong trường hợp cần được tư vấn thêm, bạn hãy liên hệ với Phòng Khám Đa Khoa Nam Định để được hỗ trợ.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 181 Song Hào, Văn Miếu, TP. Nam Định, Nam Định
  • Website: dakhoanamdinh.com.vn/
  • Điện thoại: (0228) 730 6888
  • Thời gian làm việc: 08:00-20:00 (tất cả các ngày trong tuần, bao gồm Lễ Tết - Không nghỉ trưa)