Bệnh xoắn tinh hoàn: nguyên nhân và dấu hiệu thường gặp
Bệnh xoắn tinh hoàn xảy ra khi tinh hoàn bị xoắn quanh trục của nó, làm tắc nghẽn dòng máu nuôi dưỡng tinh hoàn. Đây là một tình trạng cấp cứu y tế cần được xử lý ngay lập tức vì nếu không can thiệp kịp thời, tinh hoàn có thể bị hoại tử và mất hoàn toàn chức năng. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu của xoắn tinh hoàn và hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh là yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng và bảo tồn khả năng sinh sản cho nam giới.
Tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn là hiện tượng thường gặp tại nam giới
Xoắn tinh hoàn thường xuất hiện đột ngột, gây ra tình trạng thiếu oxy và chất dinh dưỡng đến mô tinh hoàn, dẫn đến tổn thương nghiêm trọng ở tinh hoàn. Tình trạng xoắn tinh hoàn thường xảy ra ở một bên tinh hoàn. Bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi nhưng phổ biến nhất ở thanh thiếu niên từ 10 đến 25 tuổi. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh xoắn tinh hoàn, bao gồm:
- Dị tật bẩm sinh: Một số nam giới có cấu trúc dây thừng tinh dài hoặc lỏng lẻo, không bám chặt vào tinh hoàn, khiến chúng dễ bị xoắn hơn bình thường.
- Yếu tố di truyền: Tình trạng xoắn tinh hoàn có thể mang tính di truyền, do một số nam giới có cấu trúc tinh hoàn dễ xoắn hơn so với những người khác.
- Hoạt động thể chất mạnh: Các bài tập cường độ cao, vận động mạnh có thể là nguyên nhân dẫn đến xoắn tinh hoàn.
- Chấn thương vùng bìu: Những va chạm mạnh vào vùng bìu tinh hoàn cũng có thể gây xoắn tinh hoàn.
- Thay đổi nhiệt độ đột ngột: Sự thay đổi nhiệt độ nhanh chóng có thể tác động đến cơ bắp và dây thừng tinh, làm tăng nguy cơ xoắn tinh hoàn.
- Sự phát triển nhanh chóng của tinh hoàn ở tuổi dậy thì: Sự phát triển nhanh chóng của tinh hoàn trong tuổi dậy thì có thể làm tăng nguy cơ xoắn tinh hoàn do sự thay đổi kích thước và cân bằng giữa các cấu trúc hỗ trợ.
Ngoài ra, những yếu tố làm gia tăng nguy cơ xoắn tinh hoàn ở nam giới cũng như các bệnh tinh hoàn thường gặp khác có thể kể đến như:
1. Tuổi tác
Xoắn tinh hoàn có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, tuy nhiên bệnh phổ biến nhất ở nam giới trong độ tuổi từ 10 đến 25. Đặc biệt, nhóm thanh thiếu niên từ 12 đến 18 tuổi chiếm khoảng 65% tổng số ca mắc. Tình trạng này hiếm khi gặp ở nam giới trên 30 tuổi nhưng không thể loại trừ hoàn toàn. Theo thống kê, xoắn tinh hoàn ảnh hưởng đến khoảng 1/4.000 nam giới trước tuổi 25, khiến nó trở thành một trong những cấp cứu ngoại khoa phổ biến ở nhóm tuổi này.
2. Tiền sử xoắn tinh hoàn
Nếu một người từng bị xoắn tinh hoàn nhưng sau đó tự tháo xoắn mà không cần can thiệp y tế thì nguy cơ tái phát ở cùng bên hoặc thậm chí ở bên đối diện là rất cao
3. Ảnh hưởng của thời tiết
Các cơn xoắn đôi khi được gọi là “hội chứng mùa đông” do tình trạng này thường xuất hiện vào những ngày lạnh giá. Khi nhiệt độ giảm đột ngột, các cơ bìu có xu hướng co thắt đột ngột để giữ ấm cho tinh hoàn. Tuy nhiên, phản ứng co thắt này có thể vô tình khiến tinh hoàn bị kẹt ở một vị trí bất thường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xoắn quanh trục của dây thừng tinh.
Dấu hiệu của bệnh xoắn tinh hoàn thường gặp
Xoắn tinh hoàn là một tình trạng cấp cứu y khoa cần được xử lý ngay lập tức để bảo toàn chức năng sinh sản và nội tiết tố nam. Thời gian can thiệp đóng vai trò quyết định trong tiên lượng bệnh:
- Nếu được phẫu thuật trong vòng 6 giờ đầu, khả năng bảo tồn tinh hoàn lên đến 80 – 100%.
- Khi can thiệp muộn hơn trong khoảng 6 – 12 giờ, tỷ lệ cứu được tinh hoàn giảm xuống còn 50%.
- Nếu trì hoãn từ 12 giờ trở lên, thì tinh hoàn thường không thể cứu được và khó tránh khỏi việc phải cắt bỏ tinh hoàn.
Trên thực tế cho thấy, phần lớn bệnh nhân chỉ đến khám khi tinh hoàn đã bị hoại tử, khiến khoảng 40% trường hợp buộc phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nội tiết tố nam, làm suy giảm chức năng sinh sản và thậm chí dẫn đến tình trạng vô sinh ở nam giới.
Cùng tìm hiểu về các bệnh lý tinh hoàn liên quan như:
Chính vì vậy, việc nhận biết các triệu chứng xoắn tinh hoàn để phát hiện sớm và xử lý kịp thời là vô cùng quan trọng. Theo các bác sĩ chuyên khoa của Phòng Khám Đa Khoa Nam Định thì bệnh xoắn tinh hoàn thường biểu hiện bằng các triệu chứng đặc trưng sau đây:
+ Cơn đau dữ dội tại tinh hoàn, lan qua háng và và vùng bụng dưới. Cơn đau khởi phát đột ngột và thường chỉ ảnh hưởng đến một bên tinh hoàn.
+ Vùng bìu (vùng da bọc tinh hoàn) bị sưng phù và trở nên cứng
+ Tinh hoàn bị kéo lên cao bất thường trong bìu do dây thừng tinh bị xoắn.
+ Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, có thể đi kèm sốt và hiện tượng đi tiểu tiện nhiều hơn bình thường.
+ Cơn đau xuất hiện sau chấn thương, hoạt động thể chất mạnh hoặc tự phát khi ngủ. Trong nhiều trường hợp, trẻ bị xoắn tinh hoàn có thể đột ngột tỉnh giấc vào ban đêm hoặc sáng sớm do cơn đau dữ dội ở bìu hoặc bụng dưới.
+ Đáng lưu ý, xoắn tinh hoàn đôi khi có thể tự tháo xoắn tạm thời và tái phát sau đó, dẫn đến những cơn đau với mức độ nhẹ hơn. Do đó, việc ghi nhận tiền sử các đợt đau tương tự trước đây là rất quan trọng, vì có thể đó là dấu hiệu của tình trạng xoắn tinh hoàn thoáng qua, cần được đánh giá kịp thời để ngăn ngừa nguy cơ tái phát và biến chứng.
Nói tóm lại, bệnh xoắn tinh hoàn có thể diễn tiến nhanh chóng và gây tổn thương không thể hồi phục nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Vì vậy, ngay khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào, người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay lập tức để được đánh giá và can thiệp khẩn cấp.
Với những thông tin mà Phòng Khám Đa Khoa Nam Định vừa cung cấp ở phía trên, hy vọng rằng các bạn đã có thể hiểu rõ hơn về bệnh xoắn tinh hoàn. Nếu bạn cần được tư vấn thêm, hãy gọi ngay cho chúng tôi để nhận được lời khuyên phù hợp.
Tìm đọc các thông tin cùng chủ đề tại: https://dakhoanamdinh.com.vn/tinh-hoan/