Cách điều trị nấm âm đạo không tái phát - Bác sĩ khuyên dùng
Bạn cảm thấy ngứa rát, khó chịu ở vùng kín và đang lo lắng liệu có phải mình bị nấm âm đạo? Đừng quá hoang mang, bởi đây là vấn đề mà rất nhiều chị em phụ nữ từng gặp phải. Điều quan trọng là bạn cần biết cách điều trị nấm âm đạo đúng cách, an toàn và phù hợp với cơ địa của mình.
Hãy cùng tìm hiểu những phương pháp chữa trị hiệu quả nhất mà mình đã từng trải nghiệm và được bác sĩ khuyên dùng nhé!
Tổng hợp các cách điều trị nấm âm đạo hiệu quả
Nấm âm đạo chính là tác nhân chính gây ra nhiều bệnh liên quan đến sinh sản của chị em
Việc lựa chọn phương pháp điều trị nấm âm đạo phụ thuộc chặt chẽ vào mức độ nghiêm trọng cũng như giai đoạn phát triển của bệnh. Các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả tối ưu và hạn chế khả năng tái phát như sau.
1. Đối với các trường hợp nhẹ đến trung bình
Ở giai đoạn sớm hoặc khi bệnh chưa gây tổn thương nghiêm trọng, phương pháp điều trị chủ yếu là sử dụng thuốc có tác dụng tại chỗ kết hợp điều chỉnh lối sống nhằm tăng hiệu quả điều trị và ngăn ngừa tái phát. Những loại thuốc thường được chỉ định trong giai đoạn này bao gồm:
- Thuốc đặt âm đạo: Các loại thuốc phổ biến gồm Clotrimazole 100mg, Miconazole 100mg, Clotrimazole 500mg hay Econazole 150 mg. Thời gian sử dụng thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày, tùy thuộc vào loại thuốc và mức độ đáp ứng của cơ thể.
- Thuốc bôi ngoài và dung dịch vệ sinh: Có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn như Betadine, thuốc tím Gentian 0,5%, hoặc thuốc mỡ chống nấm chứa hoạt chất Miconazole hoặc Clotrimazole. Các loại thuốc này hỗ trợ tiêu diệt vi nấm ở bề mặt và giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
- Thuốc uống kháng nấm: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống như Itraconazole 100mg (uống 2 viên/ngày trong 3-5 ngày) hoặc Fluconazole 150 mg (uống một liều duy nhất).
- Cải thiện thói quen sinh hoạt: Việc điều trị sẽ hiệu quả hơn nếu đi kèm với vệ sinh vùng kín đúng cách, tránh dùng dung dịch vệ sinh có độ sát khuẩn cao, đồng thời duy trì chế độ ăn ít đường, bổ sung lợi khuẩn và giữ lối sống lành mạnh.
Dành cho những ai quan tâm đến tình trạng: bị nấm âm đạo có tự hết không?
2. Với trường hợp nặng hoặc tái phát nhiều lần
- Lúc này, nhiều loại thuốc chống nấm đường uống tác dụng toàn thân thường được sử dụng kết hợp để điều trị với liệu trình kéo dài hơn.
- Các bác sĩ có thể sử dụng Fluconazole hoặc Ketoconazole liều dùng 1 lần/ngày trong vài tuần đầu, sau đó chuyển sang liều duy trì 1 lần/tuần và kéo dài liên tục trong 6 tháng nhằm ức chế sự phát triển của nấm.
Trong trường hợp nhiễm nấm âm đạo nặng và thường xuyên tái phát, bác sĩ có thể phối hợp điều trị bằng liệu pháp kháng nấm Azole đường đặt âm đạo để tăng hiệu quả kháng nấm tại chỗ, đặc biệt khi bệnh nhân không đáp ứng tốt với thuốc uống đơn thuần.
Những điều cần lưu ý khi điều trị nấm âm đạo
Điều trị nấm âm đạo không chỉ dừng lại ở việc sử dụng thuốc mà còn đòi hỏi người bệnh phải điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống phù hợp. Những lưu ý dưới đây đóng vai trò hỗ trợ quan trọng trong quá trình điều trị, góp phần giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi và giảm nguy cơ tái phát bệnh:
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột và các món ăn cay nóng: Việc tiêu thụ quá nhiều đường và tinh bột tạo điều kiện thuận lợi cho nấm men phát triển nhanh chóng, làm gia tăng tình trạng viêm nhiễm ở vùng kín. Bên cạnh đó, các món ăn cay nóng có thể kích thích niêm mạc âm đạo, làm tăng cảm giác ngứa và khó chịu, đồng thời khiến quá trình điều trị kéo dài hơn. Do đó, kiểm soát chế độ ăn là một bước quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục.
- Tăng cường bổ sung hoa quả tươi, sữa chua và các thực phẩm chứa probiotic: Việc cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất thông qua các loại hoa quả mọng nước giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng. Sữa chua cùng các thực phẩm bổ sung probiotic đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng hệ vi sinh đường âm đạo, ngăn chặn sự phát triển của nấm men và vi khuẩn gây hại, từ đó thúc đẩy quá trình lành bệnh nhanh hơn.
- Lựa chọn quần lót thoáng khí, tránh mặc đồ ẩm ướt hoặc quá chật: Môi trường ẩm và bí là điều kiện lý tưởng cho nấm phát triển. Việc sử dụng quần lót làm từ chất liệu cotton, rộng rãi, và thay quần trong ngay sau khi đổ mồ hôi hoặc tắm giúp duy trì độ khô thoáng cho vùng kín. Tuyệt đối không nên mặc đồ ướt trong thời gian dài như sau khi bơi hoặc tập luyện thể thao.
- Vệ sinh vùng kín đúng cách bằng dung dịch có pH phù hợp: Giữ vùng kín sạch sẽ là yếu tố không thể thiếu, tuy nhiên cần sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp để bảo vệ môi trường tự nhiên của âm đạo. Sử dụng sản phẩm phù hợp giúp duy trì sự cân bằng vi sinh, ngăn ngừa vi khuẩn và nấm men phát triển quá mức, đồng thời giảm nguy cơ kích ứng hay tổn thương niêm mạc.
- Tránh thụt sửa và sử dụng các sản phẩm có mùi thơm như băng vệ sinh tạo mùi, thuốc xịt hoặc nước hoa vùng kín: Những sản phẩm như băng vệ sinh tạo mùi, thuốc xịt hoặc nước hoa vùng kín có thể gây kích ứng, làm mất cân bằng hệ vi sinh và độ pH tự nhiên, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển. Ngoài ra, việc thụt rửa sâu âm đạo là hoàn toàn không cần thiết, thậm chí nguy hiểm, vì nó có thể đẩy vi khuẩn có hại sâu hơn vào trong âm đạo.
- Thay băng vệ sinh thường xuyên trong kỳ kinh nguyệt: Việc thay băng vệ sinh thường xuyên (mỗi 3–4 tiếng một lần hoặc sớm hơn nếu bị ẩm ướt) sẽ giúp ngăn ngừa tích tụ vi khuẩn và nấm men. Việc giữ vệ sinh vùng kín trong những ngày hành kinh là cực kỳ quan trọng để tránh bùng phát hoặc tái phát bệnh nấm âm đạo.
- Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi điều trị khỏi hoàn toàn: Quan hệ trong thời gian đang điều trị không chỉ khiến triệu chứng thêm trầm trọng mà còn làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo giữa bạn tình. Ngoài ra, sự cọ xát trong lúc quan hệ có thể gây tổn thương niêm mạc âm đạo, khiến việc điều trị kéo dài và kém hiệu quả hơn.
Hy vọng những thông tin mà các bác sĩ tại Đa Khoa Nam Định vừa cung cấp sẽ phần nào giúp người bệnh có thể hiểu hơn về các cách điều trị nấm âm đạo hiệu quả. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Tìm đọc thêm những thông tin bổ ích khác tại: https://dakhoanamdinh.com.vn/viem-phu-khoa/