Đau buốt khi đi tiểu: Nguyên nhân và Cách xử lý hiệu quả

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đinh Quang Tiến

Ở nam giới, cảm giác đau buốt khi đi tiểu có thể liên quan đến viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo hoặc các bệnh lý đường tiết niệu. Đừng để sự e ngại khiến bạn chậm trễ trong việc xử lý. Cùng khám phá những nguyên nhân phổ biến và hướng điều trị an toàn, hiệu quả.

Hiện tượng đau buốt khi đi tiểu là do nguyên nhân gì gây ra?

đau buốt khi đi tiểu

Nhiều nam giới xuất hiện cơn đau buốt bất thường khi đi tiểu

Theo chuyên gia tại Phòng Khám Đa Khoa Nam Định, tình trạng đau buốt khi đi tiểu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:

1. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh, thuốc chữa bệnh ung thư….có thể gây ra một số tác dụng phụ, trong đó có triệu chứng bị đau buốt mỗi khi đi tiểu.

2. Kích ứng với các sản phẩm vệ sinh

Một số sản phẩm vệ sinh cá nhân như sữa tắm, dung dịch vệ sinh hoặc bột giặt có chứa hóa chất mạnh có thể gây kích ứng vùng da quanh niệu đạo. Việc sử dụng các sản phẩm này trong thời gian dài có thể gây kích ứng niêm mạc sinh dục và dẫn đến tình trạng đi tiểu buốt.

3. Viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là nguyên nhân phổ biến nhất gây tình trạng tiểu buốt kéo dài. Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là vi khuẩn E.coli xâm nhập ngược dòng vào hệ tiết niệu thông qua các hoạt động sinh hoạt thường ngày hoặc trong quá trình quan hệ tình dục không an toàn. Khi đã xâm nhập, vi khuẩn có thể gây viêm tại bất kỳ vị trí nào trên hệ tiết niệu, bao gồm niệu đạo, bàng quang, niệu quản và thậm chí là thận, từ đó dẫn đến tình trạng tiểu buốt hay có cảm giác mắc tiểu liên tục.

4. Tắc nghẽn niệu quản

Tình trạng tắc nghẽn niệu quản là khi dòng chảy nước tiểu không thể thoát ra ngoài theo đường bài tiết tự nhiên. Khi đó, nước tiểu sẽ chảy ngược vào thận và dẫn đến tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu. Mặc dù nguyên nhân này ít phổ biến hơn trong lâm sàng, song vẫn được xem là yếu tố tiềm ẩn gây ra các triệu chứng khó chịu như tiểu buốt, tiểu ít, tiểu không hết…..

5. Sỏi đường tiết niệu

Sự hình thành sỏi trong đường tiết niệu là hậu quả của quá trình lắng đọng và kết tinh các chất khoáng trong nước tiểu, từ đó tạo ra những vật cản vật lý gây tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu. Khi dòng tiểu bị cản trở, nước tiểu ứ đọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm tại các vị trí như niệu đạo, niệu quản hoặc bàng quang. Người bị sỏi đường tiết niệu thường cảm thấy khó chịu khi tiểu tiện, kèm theo cảm giác đau buốt mỗi khi đi tiểu.

6. Bệnh lý bàng quang

Các bệnh lý ở bàng quang như viêm bàng quang, viêm bàng quang kẽ, viêm niêm mạc bàng quang…thường biểu hiện bằng các triệu chứng như: cảm giác căng tức ở vùng bàng quang và vùng chậu, kèm theo hiện tượng đi tiểu buốt gây khó chịu kéo dài…

7. Viêm mào tinh hoàn

Viêm mào tinh hoàn là một bệnh lý viêm nhiễm xảy ra ở bộ phận mào tinh – cấu trúc nằm sát phía sau tinh hoàn, đóng vai trò quan trọng trong việc tích trữ và vận chuyển tinh trùng. Khi bị viêm mào tinh hoàn, người bệnh có thể cảm nhận rõ rệt tình trạng tiểu buốt kéo dài, kèm theo đau vùng bìu và sưng nề tại bên tinh hoàn bị ảnh hưởng.

8. Viêm tuyến tiền liệt

Ở nam giới trung niên, viêm tuyến tiền liệt là một nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng tiểu buốt. Ngoài triệu chứng đau buốt khi đi tiểu, người bệnh còn có thể gặp các dấu hiệu như: đau ở vùng bụng dưới, tiểu lắt nhắt…

9. Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)

Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, chlamydia hay mụn rộp sinh dục có thể gây ra tình trạng bị đau buốt khi đi tiểu. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng có triệu chứng rõ ràng. Nếu có quan hệ tình dục không an toàn và xuất hiện triệu chứng tiểu buốt, người bệnh nên thăm khám ngay để được xét nghiệm kịp thời và xác định chính xác nguyên nhân.

Do triệu chứng đi tiểu bị đau buốt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau cho nên người bệnh không được tự ý chẩn đoán hoặc điều trị tại nhà. Khi xuất hiện các biểu hiện bất thường kéo dài liên quan đến tiểu tiện như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu hoặc cảm giác đau vùng bụng dưới, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám chuyên sâu. Bác sĩ sẽ chỉ định các loại xét nghiệm và siêu âm phù hợp để xác định rõ nguyên nhân và có phác đồ điều trị đúng đắn và hiệu quả.

Cách cải thiện tình trạng bị đau buốt khi đi tiểu hiệu quả

đau buốt khi đi tiểu

Cảm giác đau buốt khi đi tiểu không chỉ là biểu hiện gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của nhiều bệnh lý liên quan đến hệ tiết niệu và sinh dục. Và để điều trị tiểu buốt hiệu quả thì cần thăm khám và dựa vào nguyên nhân gây bệnh cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp nhất cho từng người bệnh. Cụ thể như sau:

1. Nếu bị đau buốt khi đi tiểu do viêm nhiễm đường tiết niệu

Trường hợp đau buốt khi tiểu có nguyên nhân từ các bệnh viêm nhiễm như viêm đường tiết niệu, viêm niệu đạo hoặc viêm bàng quang, bác sĩ thường chỉ định điều trị bằng thuốc nội khoa. Các loại thuốc kháng sinh, chống viêm, sẽ được sử dụng nhằm tiêu diệt tác nhân gây viêm, kiểm soát triệu chứng và giảm cảm giác đau buốt mỗi lần đi tiểu. Tuy nhiên, quá trình điều trị cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng kháng thuốc và ngăn ngừa bệnh tái phát.

2. Nếu đi tiểu bị đau buốt do sỏi tiết niệu

Khi nguyên nhân xuất phát từ sỏi nằm trong thận, niệu đạo hoặc bàng quang, hướng điều trị sẽ phụ thuộc vào kích thước, vị trí và mức độ gây tắc nghẽn của sỏi. Với những trường hợp sỏi nhỏ, bác sĩ có thể áp dụng biện pháp điều trị nội khoa nhằm hỗ trợ tống sỏi ra ngoài qua đường tiểu bằng thuốc và tăng cường uống nước.

Đối với sỏi lớn hoặc gây biến chứng như ứ nước, nhiễm trùng, người bệnh có thể cần can thiệp bằng các phương pháp ngoại khoa như phẫu thuật để lấy sỏi ra ngoài và giải quyết triệt để nguyên nhân gây đau buốt khi đi tiểu.

3. Nếu đi tiểu bị đau buốt do thói quen ăn uống và sinh hoạt

Trong nhiều trường hợp, thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng có thể là yếu tố kích thích làm khởi phát hoặc làm nặng thêm cảm giác đau buốt khi tiểu. Vì vậy việc điều chỉnh lối sống khoa học là một phần không thể thiếu trong quá trình điều trị, bao gồm uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2 lít), hạn chế uống nhiều  nước vào buổi tối để tránh tiểu đêm và tuyệt đối không được nhịn tiểu.

Đồng thời, người bệnh nên hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, nước ngọt có gas, thuốc lá và thực phẩm cay nóng vì những tác nhân này có thể gây kích ứng niêm mạc bàng quang. Ngoài ra, giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt trước và sau khi quan hệ tình dục, sẽ giúp giảm nguy cơ tái nhiễm vi khuẩn, nấm hoặc các tác nhân lây truyền qua đường tình dục.

Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa đến từ Phòng Khám Đa Khoa Nam Định về những nguyên nhân khiến nam giới bị đau buốt khi đi tiểu. Nếu bạn có thắc mắc vấn đề gì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.