Dấu hiệu thai 9 tuần khỏe mạnh mà các mẹ bầu cần phải biết
Thai 9 tuần tuổi thường kích thước cỡ một quả mâm xôi, với chiều dài đầu mông trung bình từ 2,0 - 2,2cm. Vậy dấu hiệu thai 9 tuần khỏe mạnh được nhận dạng qua những đặc điểm nào?
Bài viết dưới đây sẽ giải đáp kỹ hơn về thắc mắc trên để quý chị em nắm bắt thông tin cũng như vạch ra hướng chăm sóc sức khỏe tốt cho bản thân.
Thai 9 tuần tuổi là bao nhiêu tháng?
Giai đoạn mang thai của phụ nữ thường sẽ được chia thành 3 giai đoạn lần lượt là tam cá nguyệt thứ nhất (từ tuần 1 đến tuần 13), tam cá nguyệt thứ hai (từ tuần thứ 14 đến tuần 27) và tam cá nguyệt thứ ba (từ tuần 28 đến tuần 40). Theo đó, thời điểm thai 9 tuần tuổi tức là họ đang ở tháng thứ 3 của thai kỳ thuộc giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất. Đây bước khởi đầu rất quan trọng vì lúc này em bé đang hình thành những phần trọng yếu nhất trong quá trình phát triển của chính mình.
Các dấu hiệu thai 9 tuần khỏe mạnh thường gặp
Ở tuần thứ 9, thai nhi lúc không còn đơn thuần là một phôi thai mà đã có thể được xem như là một cơ thể sống và đang dần hoàn thiện các chức năng của mình để chào đời. Ngoài ra, bạn có thể nhận biết thai có đang phát triển khỏe mạnh hay không thông qua các dấu hiệu sau đây.
-
Khi được 9 tuần, cân nặng của thai nhi đã phát triển vượt trội hơn so với thai 8 tuần gần 7g, chiều dài từ đỉnh đầu đến mông khoảng 2,0 – 2,2cm. Mẹ bầu có thể hình dung thai nhi có kích thước cỡ một quả mâm xôi, trong khi tử cung của mẹ đã phình to bằng quả bưởi.
-
Do thai nhi bây giờ đã có kích thước cỡ một quả mâm xôi nên bạn hoàn toàn có thể cảm nhận được khá rõ ràng ở vùng xương chậu. Vào cuối ngày, khi bàng quang của bạn đã căng phồng, hay sau khi bạn ăn rất no, cảm giác sẽ càng dễ cảm nhận rõ rệt hơn nữa.
-
Trán của em bé sẽ bớt dồ hơn, và mắt sẽ nằm ở khoảng giữa khuôn mặt. Ngón tay và ngón chân trước đây vẫn còn dính vào nhau như chân vịt, thì giờ đã có thể tách hẳn ra thành từng ngón riêng biệt.
-
Trong trường hợp thai nhi của bạn là con gái, đây chính là thời điểm mà buồng trứng sẽ được hình thành. Khi ra đời, em bé sẽ có đầy đủ số trứng mà một người phụ nữ mang trong mình suốt cả cuộc đời. Còn nếu là con trai thì cơ quan sinh dục cũng bắt đầu thành hình, dù chỉ là rất nhỏ.
-
Cơ thể thai nhi vào tuần thứ 9 cũng không còn cuộn tròn như trước mà bắt đầu duỗi dần ra. Từ hình dạng như chữ C như trước đó thì giờ duỗi thẳng hơn một chút, chỉ trừ hai chân vẫn còn co lên ngang hông.
-
Thai nhi tuần thứ 9 cũng bắt đầu xuất hiện các núm vú trên ngực. Vị trí của hai tai của bé từ ở dưới cổ cũng đã di chuyển về nằm đúng chỗ của nó. Trong ba tiếp theo, chiều dài của thai nhi sẽ tăng gấp đôi.
Những thay đổi ở mẹ bầu khi thai 9 tuần tuổi
-
Tùy theo cơ địa và chế độ ăn uống của người mẹ mà kích thước vòng bụng sẽ khác nhau. Đa phần thì từ khoảng 2 tháng đầu thì vòng bụng sẽ không thay đổi rõ rệt, cho đến tuần thứ 12 thì sự giãn nở và to ra của vòng bụng mới bắt đầu xuất hiện.
-
Tóc của bạn vốn liên tục trải qua chu kỳ mọc – rụng, giờ đây lại bỗng dày hơn và đẹp đẽ hẳn ra. Các ngọn tóc giờ nằm yên trên đầu bạn thay vì quấn đầy chiếc lược hay lũ lượt trôi theo dòng nước mỗi khi bạn tắm.
-
Bạn có thể sẽ nhận ra những khác biệt trên móng tay khi mang thai tuần 9, bởi vì tốc độ mọc dài của chúng cũng khác thường. Chính những hoóc-môn thời kỳ mang thai đã gây ra những thay đổi này.
-
Nếu như cách đây hai tuần bạn cứ như tuổi dậy thì lần hai với bao nhiêu mụn nhọt trên mặt, thì khi thai nhi 9 tuần tuổi là lúc bạn được ngắm nhìn làn da sạch sẽ của mình. Hãy dùng kem hoặc sữa rửa mặt có tác dụng nhẹ nhàng, uống nhiều nước, ăn nhiều rau và hoa quả tươi.
-
Có thể bạn sẽ lên cân từ từ kể từ giai đoạn mang bầu 9 tuần trở đi do bạn đã bị giảm cân vì nghén nên không thể ăn được gì, hoặc cứ nôn mửa liên ở những tuần trước đó. Nhưng kể từ tuần 9, bạn sẽ không còn coi thức ăn là kẻ thù của dạ dày bạn như khoảng một tuần trước đây nữa.
Có nên siêu âm vào tuần thứ 9 của thai kỳ không?
Siêu âm thai ở tuần thứ 9 sẽ giúp các mẹ bầu:
-
Kiểm tra được nhịp tim của thai nhi để phát hiện những vấn đề bất thường một cách kịp thời.
-
Kiểm tra được tình trạng của nhau thai, buồng trứng và tử cung.
-
Dự đoán được ngày dự sinh để cho bố mẹ chuẩn bị được tốt nhất.
-
Giúp xác định được những điều bất thường ở thai nhi trong giai đoạn này.
-
Có thể chẩn đoán được nếu người mẹ mang thai ngoài tử cung và có cách xử lý sớm nhất để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
-
Theo dõi được quá trình phát triển hiện tại của thai nhi ở tuần 9.
-
Kiểm tra trạng thái của nước ối và đánh giá hiện trạng của thai nhi.
-
Kiểm tra, chẩn đoán xem mẹ có bị thai trứng hay không.
Mẹ bầu nên ăn gì để thai phát triển khỏe mạnh vào tuần thứ 9?
Khẩu phần ăn phù hợp, và dinh dưỡng sẽ có lợi cho sức khỏe của mẹ và bé trong suốt quá trình mang thai, giúp thai nhi tránh được các dị tật. Ở thời điểm tuần thứ 9 này, cơ thể sẽ sản xuất máu nhiều hơn, quá trình trao đổi chất cũng sẽ nhanh hơn và nhịp tim của thai nhi cũng tăng cao. Vì vậy, người mẹ cần cung cấp cho cơ thể tối thiểu 4 nhóm chất thiết yếu để các hoạt động này được diễn ra suôn sẻ như sau:
-
Protein(Chất đạm): Protein là một chất dinh dưỡng quan trọng cho các mẹ bầu mang thai tuần thứ 9, mỗi ngày người mẹ cần cung cấp khoảng 61g. Protein có nhiều trong: thịt nạc, trứng, đậu phụ, hải sản và các sản phẩm từ các loại đậu, các loại hạt, cá và các chế phẩm từ sữa,...
-
Carbohydrates (Tinh bột): Tinh bột đem lại nguồn năng lượng cho bé hoạt động, chúng có nhiều trong các loại ngũ cốc nguyên hạt, khoai tây và các loại đậu. Đặc biệt, theo Báo Sức khỏe & Đời sống - Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế, các loại tinh bột từ gạo, ngô, khoai, sắn,… tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi.
-
Chất béo: Lượng chất béo cần thiết mà mẹ bầu cập nạp cho cơ thể là khoảng 46.5 – 58.5g/ ngày. Chúng sẽ có nhiều trong quả bơ, các loại hạt, dầu oliu,...
-
Chất xơ: Chất xơ cũng rất cần thiết, mỗi ngày mẹ bầu cần nạp khoảng 28g chất xơ. Chất xơ chứa trong các loại hoa quả và rau củ đủ để cung cấp sự phát triển của thai nhi, đồng thời nó còn giúp người mẹ hạn chế tình trạng bị táo bón trong thai kỳ.
Ngoài 4 nhóm thiết yếu trên, cơ thể mẹ cần được bổ sung các loại vitamin và khoáng chất khác như: Acid Folic, Sắt, Canxi, Vitamin C, Vitamin D, … để trí não và sức khỏe của bé có thể phát triển một cách toàn diện.
Một số câu hỏi thường gặp khi thai được 9 tuần tuổi
1. Thai 9 tuần tuổi quan hệ được chưa?
Mang thai 3 tháng đầu có quan hệ được không chắc hẳn là thắc mắc của các cặp vợ chồng. Thực tế trong thời gian đầu của thai kỳ, do sự thay đổi hormone trong cơ thể cùng với lưu lượng máu đến cơ quan sinh dục, tuyến vú tăng lên nhiều khiến mẹ bầu có nhu cầu vợ chồng cao hơn bình thường và người mẹ sẽ lo lắng sợ rằng quan hệ sẽ ảnh hưởng đến bé.
Tuy nhiên, khi thai nhi 9 tuần tuổi, cổ tử cung vẫn sẽ đóng chặt để đảm bảo sự an toàn cho thai nhi. Bên cạnh đó, màng ối cũng làm nhiệm vụ duy trì môi trường sống, là lá chắn bảo vệ bé khỏi các tác động bên ngoài.
Vậy nên việc quan hệ vợ chồng trong thời điểm này sẽ không gây nguy hiểm cho thai. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên chú ý không nên quá mạnh bạo và hãy sử dụng bao cao su trong lúc quan hệ cũng như hạn chế sự kích thích tuyến vú vì nó có thể sẽ dẫn đến sự tăng co bóp tử cung.
2. Thai 9 tuần tuổi ra máu nâu có sao không?
Khi người mẹ mang bầu 9 tuần, nếu âm đạo ra máu màu nâu có thể là do những nguyên nhân sau đây:
-
Từ quá trình làm tổ của phôi thai: Thai nhi ở giai đoạn từ 4 đến 6 tuần sẽ di chuyển vào tử cung làm tổ ở đấy. Trong quá trình này, các mẹ bầu thường sẽ thấy cơ thể tiết ra một chút máu nâu, nhưng số lượng sẽ ít, và có những trường hợp phôi thai làm tổ chậm đến tận tuần thứ 9, nên mới có hiện tượng này.
-
Do quan hệ chăn gối mạnh bạo: Việc quan hệ tình dục trong khi mang thai là việc bình thường và khá phổ biến. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do khi mang thai nội tiết tố của người mẹ thay đổi, tử cung và cổ tử cung nhạy cảm nên khi quan hệ chăn gối mạnh bạo, nó sẽ kích ứng và gây xuất huyết nhẹ cùng với sự hòa lẫn của khí hư nên sinh ra máu nâu.
-
Bị viêm nhiễm phụ khoa trong thời kỳ mang thai: Tình trạng ra nhiều khí hư lẫn mùi hôi và máu nâu, kèm theo các triệu chứng đau rát, sưng tấy vùng kín,… ở tuần thứ 9 là dấu hiệu có thể là người mẹ đang mắc phải viêm nhiễm phụ khoa.
-
Thai lưu - tình trạng thai chết non trong bụng mẹ: Trường hợp phôi thai đã vào tử cung làm tổ nhưng thai nhi đã ngừng phát triển và không có tim thai hoặc tim thai ngừng hoạt động. Việc thai lưu sẽ gây ra hiện tượng ra máu nâu cũng như khiến cơ thể mệt mỏi,… siêu âm thai và thấy thai ngừng phát triển, mất tim thai.
Từ những trường hợp trên, nếu mẹ bầu có hiện tượng ra máu nâu vào tuần thai thứ 9 mà nguyên nhân do quá trình làm tổ của phôi hoặc do sinh hoạt vợ chồng hoặc sự tụ dịch màng nuôi nhẹ mà không các triệu chứng bất thường khác. Thì các mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tâm lý không nên quá lo lắng, sau một thời gian nó sẽ hết.
Với trường hợp mà nguyên nhân thai lưu hay viêm nhiễm phụ khoa và có các triệu chứng bất thường, các mẹ hãy ngay lập tức đến các cơ sở y tế khám và điều trị nhanh chóng để tránh những biến chứng nguy hiểm đối với cả cơ thể mẹ và thai nhi.
3. Thai 9 tuần tuổi nhưng đau bụng dưới lâm râm có nguy hiểm không?
Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do sự giãn của cơ và dây chằng trong việc nâng đỡ tử cung và tế bào trong tử cung của mẹ bị bong tróc để nhường chỗ cho sự xuất hiện của thai nhi hoặc do chứng ốm nghén, táo bón, khó tiêu,… gây nên. Nếu là những nguyên nhân này, người mẹ chỉ cần chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn, ăn uống đầy đủ và điều độ, tránh vận động mạnh hoặc đi lại nhiều và hãy tạm thời ngưng những chuyện chăn gối cho tới khi cảm thấy khỏe hơn.
Tuy nhiên, nếu hiện tượng đau này xuất hiện với tần suất nhiều hơn, và càng ngày càng nghiệm trọng kèm theo những biểu hiện bất thường như xuất huyết với máu bị vón cục, có màu đỏ sẫm hay đi ngoài và buồn nôn, dịch nhầy có dạng như bã cà phê, cơ thể trong tình trạng mệt mỏi, hay choáng váng và ngất xỉu,… thì đây có thể là sự cảnh báo cho các dấu hiệu nguy hiểm như:
-
Bị động thai, dọa sảy thai sớm.
-
Mẹ bầu mang thai ngoài tử cung.
-
Mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng, vòi trứng, nhiễm trùng đường tiết niệu,…
-
Tiền sản giật hay bong nhau thai non.
-
Hiện tượng viêm ruột thừa khi mang thai.
Từ những chia sẻ trên có thể thấy, hiện tượng đau bụng lâm râm ở tuần thứ 9 tồn tại các tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm đến cả cơ thể mẹ và bé. Vì vậy, khi có hiện tượng này các mẹ bầu hãy đến Phòng Khám Đa Khoa Nam Định để các bác sĩ thăm khám, kiểm tra chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó, các mẹ bầu hãy chú ý thực hiện khám thai định kỳ theo sự chỉ định của bác sĩ phụ sản để sớm phát hiện ra các dấu hiệu bất thường trong quá trình mang thai.
Trên đây là loạt dấu hiệu thai 9 tuần khỏe mạnh mà chúng tôi đã chia sẻ đến quý chị em. Hy vọng từ những kiến thức hữu ích này sẽ giúp thai phụ nắm bắt và xử lý kịp thời đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ, thai nhi trong suốt quá trình mang thai.
Thông tin liên hệ:
Phòng Khám Đa Khoa Nam Định
- Địa chỉ: 181 Song Hào, Văn Miếu, TP. Nam Định, Nam Định
- Điện thoại: (0228) 730 6888
- Website: dakhoanamdinh.com.vn