Đau lưng đau bụng dưới có thai không? Dấu hiệu nhận biết sớm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đinh Quang Tiến

Đau lưng, đau bụng dưới có thai không? Đây là thắc mắc thường gặp ở nhiều chị em, đặc biệt khi những dấu hiệu này xuất hiện gần kỳ kinh hoặc sau khi quan hệ không dùng biện pháp tránh thai. Tuy là triệu chứng sớm của thai kỳ, nhưng đau lưng, đau bụng dưới cũng có thể liên quan đến rối loạn nội tiết, căng thẳng, viêm nhiễm phụ khoa, bệnh tiêu hóa hay đơn giản là dấu hiệu tiền kinh nguyệt.

Vậy làm sao để nhận biết chính xác mình có thai hay không khi gặp những biểu hiện này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt rõ hơn và biết khi nào nên đi khám.

Thực hư đau lưng đau bụng dưới có thai không?

đau lưng đau bụng dưới có thai không

Theo các chuyên gia y tế ở Phòng Khám Đa Khoa Nam Định, đau lưng và đau bụng dưới là những triệu chứng thường xuất hiện trong thời kỳ đầu mang thai. Tuy nhiên, chỉ dựa vào hai dấu hiệu này thôi thì chưa thể kết luận chắc chắn bạn đã có thai, bởi đây cũng có thể là biểu hiện sắp đến kỳ kinh nguyệt hoặc cảnh báo các vấn đề sức khỏe khác như bệnh phụ khoa, bệnh lý xương khớp, các bệnh ở thận, ruột kích thích, viêm tụy.......

Chính vì vậy, để xác định đau bụng dưới kèm đau lưng có phải là dấu hiệu mang thai hay không, bạn cần xét đến nhiều yếu tố liên quan. Cụ thể:

Bạn có quan hệ tình dục gần đây mà không sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn hay không?

Ngoài đau lưng và đau bụng dưới, bạn có đồng thời gặp phải các dấu hiệu sớm của thai kỳ khác không? Chẳng hạn như:

  • Chậm kinh.
  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường.
  • Xuất hiện máu báo thai với màu hồng hoặc đỏ nhạt, lượng máu ít hơn nhiều so với máu kinh nguyệt.
  • Tiết dịch âm đạo nhiều hơn.
  • Sưng đau và căng tức ngực, đầu vú thâm quầng.
  • Thường cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt và buồn ngủ.
  • Nhạy cảm với mùi, thay đổi khẩu vị bất thường.
  • Đầy hơi, táo bón.
  • Chuột rút.
  • Tâm trạng thất thường, dễ cáu gắt hoặc xúc động.

Khi có những biểu hiện nghi ngờ mang thai kể trên và nghi ngờ mình có thai thì cách kiểm tra đơn giản và nhanh chóng nhất đó là sử dụng que thử thai tại nhà. Đây là phương pháp tiện lợi, dễ thực hiện và có độ chính xác cao nếu bạn thử vào buổi sáng sớm – thời điểm nồng độ hCG trong nước tiểu đạt mức cao nhất, giúp tăng độ tin cậy của kết quả.

Ngoài việc dùng que thử thai, để chắc chắn hơn thì bạn có thể đến ngay các cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa uy tín để được các bác sĩ xét nghiệm hoặc siêu âm nhằm kiểm tra chính xác xem liệu bạn có đang mang thai hay không.

Tại sao mang thai lại đau lưng đau bụng dưới?

đau lưng đau bụng dưới có thai không

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, không ít mẹ bầu phải đối mặt với tình trạng đau lưng và đau bụng dưới. Những cơn đau này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, từ sự biến đổi sinh lý tự nhiên trong cơ thể cho đến các tác động từ yếu tố bên ngoài. Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng đau bụng dưới và đau lưng ở giai đoạn đầu thai kỳ mà mẹ bầu cần lưu ý:

1. Mang thai ngoài tử cung

Trong một số trường hợp, hiện tượng đau bụng dưới và đau lưng có thể là dấu hiệu cảnh báo các tình trạng nguy hiểm như mang thai ngoài tử cung. Đây là hiện tượng thai không làm tổ trong tử cung mà phát triển ở những vị trí khác chẳng hạn như vòi trứng. Những triệu chứng điển hình của mang thai ngoài tử cung đó là đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng bụng dưới kèm theo chảy máu âm đạo bất thường. Khi xuất hiện các triệu chứng này, mẹ bầu cần được đưa đến cơ sở y tế khẩn cấp để tránh biến chứng nghiêm trọng.

2. Sự phát triển của tử cung

Khi phôi thai phát triển, tử cung cũng dần mở rộng để tạo điều kiện cho sự phát triển của bào thai. Quá trình này khiến các dây chằng và nhóm cơ liên kết xung quanh bị căng giãn, tạo nên áp lực lên vùng bụng dưới. Dù thai nhi còn rất nhỏ trong những tháng đầu, nhưng sự thay đổi về cấu trúc tử cung đã đủ để khiến mẹ bầu cảm nhận rõ những cơn đau âm ỉ ở bụng dưới và đôi khi lan xuống vùng thắt lưng.

3. Sự thay đổi nội tiết tố

Khi bước vào thai kỳ, cơ thể mẹ bầu trải qua nhiều sự thay đổi về nội tiết tố, trong đó nổi bật là sự gia tăng của hormone progesterone và relaxin. Progesterone không chỉ giúp duy trì môi trường ổn định cho phôi thai phát triển mà còn khiến các dây chằng và cơ vùng chậu bị nới lỏng để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên, điều này lại gây ra sự bất ổn ở cột sống và khung xương chậu và khiến chị em có cảm giác đau ở lưng. Bên cạnh đó, hormone relaxin cũng được tiết ra để nới lỏng các khớp và dây chằng trong cơ thể, giúp xương chậu giãn ra để tạo không gian cho bào thai phát triển, từ đó làm tăng nguy cơ đau vùng lưng và bụng dưới ở nhiều thai phụ.

4. Táo bón và đầy hơi

Ở những những tháng đầu thai kỳ, sự gia tăng hormone progesterone không chỉ ảnh hưởng đến tử cung mà còn làm chậm quá trình tiêu hóa. Quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn khiến mẹ bầu dễ bị táo bón và tích tụ khí trong đường ruột, gây ra cảm giác đầy hơi, chướng bụng. Áp lực từ táo bón có thể dẫn đến những cơn đau âm ỉ, khó chịu ở vùng bụng dưới. Có thể nói táo bón và đầy hơi là những triệu chứng thường gặp và khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi trong tam cá nguyệt đầu tiên.

5. Các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân chính kể trên, một số yếu tố khác cũng có thể góp phần gây đau lưng và đau bụng dưới khi mới mang thai như: ít vận động, tư thế ngồi hoặc không đúng, tăng cân trong thai kỳ, có tiền sử về các bệnh lý xương khớp (như thoát vị đĩa đệm), làm việc quá sức, bị căng thẳng kéo dài…..Những yếu tố này nếu không được điều chỉnh sớm có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng đau trong thai kỳ.

Nên làm gì để giảm đau lưng, đau bụng dưới khi mang thai?

đau lưng đau bụng dưới có thai không

Trong suốt thai kỳ, đặc biệt là ở giai đoạn đầu, những cơn đau lưng, đau bụng dưới thường khiến nhiều thai phụ lo lắng. Tuy nhiên, theo các bác sĩ thì trạng thái tinh thần của mẹ bầu có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản của cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, khi cảm thấy đau bụng, thay vì hoang mang hoặc lo lắng quá mức, bạn nên giữ tâm lý ổn định và quan sát kỹ các triệu chứng kèm theo. Trong trường hợp có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như đau lưng, đau bụng dưới kéo dài, chảy máu âm đạo bất thường....chị em nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn kịp thời từ các bác sĩ.

Những sản phụ bị đau bụng quanh rốn do em bé trong bụng đạp hoặc do thiếu chất thì nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý hơn. Một khẩu phần ăn giàu chất xơ sẽ giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa - một nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến đau lưng, đau bụng dưới khi mang thai. Mẹ bầu nên tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt, đồng thời uống đủ nước (tối thiểu 2 lít mỗi ngày) để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, từ đó giảm các cơn co bóp gây khó chịu ở vùng bụng dưới.

Ngoài ra, chị em có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản tại nhà dưới đây nhằm giảm nhẹ những cơn đau lưng, đau bụng dưới khi mang thai và hỗ trợ thai kỳ diễn ra an toàn:

1. Di chuyển nhẹ nhàng hoặc tập một số bài tập nhẹ để giảm đau:

Trong những tháng đầu thai kỳ, việc vận động nhẹ nhàng là rất cần thiết để tăng cường tuần hoàn máu và giảm tình trạng đau do căng cơ. Ngồi yên một chỗ trong thời gian dài có thể gây áp lực lên vùng bụng dưới và làm tăng cảm giác đau. Những hoạt động như đi bộ chậm rãi hoặc đơn giản là thay đổi tư thế ngồi thường xuyên có thể mang lại hiệu quả tích cực trong việc giảm đau lưng đau bụng dưới khi có thai.

2. Tắm bằng nước ấm (không nên sử dụng nước nóng để tắm):

Tắm nước ấm là một cách thư giãn hiệu quả, giúp làm dịu các cơ đang co thắt và giảm cảm giác căng tức vùng bụng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nước tắm không được quá nóng, vì nhiệt độ cao có thể làm giãn mạch, gây tụt huyết áp hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong một số giai đoạn nhạy cảm. Thời gian tắm cũng không nên quá lâu để tránh mất nước hoặc hạ thân nhiệt.

3. Sử dụng túi chườm ấm

Chườm ấm vùng bụng dưới có thể giúp làm giãn cơ và giảm cảm giác đau lưng, đau bụng dưới khi mang thai. Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện tại nhà và mang lại hiệu quả rõ rệt, nhất là trong những ngày cơ thể mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi hoặc khi thời tiết lạnh. Tuy nhiên, cần đảm bảo nhiệt độ túi chườm vừa phải và không đặt trực tiếp lên da để tránh gây bỏng nhiệt.

4. Nằm xuống, nghỉ ngơi một cách nhẹ nhàng

Nghỉ ngơi đúng cách là yếu tố quan trọng để giảm căng cơ và giảm đau khi mang thai. Trong thời gian nghỉ, mẹ bầu có thể kết hợp nghe nhạc nhẹ, nhạc thiền hoặc các bài giảng pháp, đồng thời nên sử dụng gối ôm dành cho bà bầu để nâng đỡ vùng hông và bụng.

5. Uống nhiều nước ấm

Cung cấp đủ nước cho cơ thể không chỉ giúp phòng tránh tình trạng mất nước – một trong những nguyên nhân gây ra các cơn co thắt sinh lý (Braxton-Hicks) – mà còn hỗ trợ điều hòa thân nhiệt, cải thiện tiêu hóa và làm dịu các cơn đau nhẹ. Uống nước ấm thay vì nước lạnh còn giúp cơ thể thư giãn hơn và giảm cảm giác buồn nôn, đầy bụng mà nhiều mẹ bầu thường gặp. Thai phụ nên duy trì thói quen uống nước đều đặn trong suốt cả ngày, ngay cả khi không cảm thấy khát.

6. Massage vùng bụng dưới

Massage nhẹ nhàng vùng bụng dưới bằng tay có thể giúp cải thiện lưu thông máu, thư giãn cơ và làm dịu cảm giác đau. Điều quan trọng là động tác massage phải thật nhẹ nhàng, theo chiều kim đồng hồ và không tác động trực tiếp lên vùng tử cung nếu không có sự hướng dẫn từ bác sĩ. Đây cũng là một cách hiệu quả để kết nối giữa mẹ và bé, mang lại cảm giác gần gũi và an toàn trong suốt thai kỳ.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý rằng nếu tình trạng đau lưng đau bụng dưới không thuyên giảm thì bạn cần phải ngay lập tức đến cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Trên đây là những giải đáp cặn kẽ về hiện tượng đau lưng đau bụng dưới có thai không? Hy vọng từ kiến thức này sẽ giúp chị em có thể hiểu rõ hơn cũng như đưa ra giải pháp phù hợp để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 181 Song Hào, Văn Miếu, TP. Nam Định, Nam Định
  • Website: www.dakhoanamdinh.com.vn
  • Điện thoại: (0228) 730 6888
  • Thời gian làm việc: 08:00-20:00 (tất cả các ngày trong tuần, bao gồm Lễ Tết - Không nghỉ trưa)