Tư vấn độ tuổi tiêm HPV hiệu quả và an toàn nhất
Tiêm vắc xin HPV là phương pháp hiệu quả trong phòng ngừa ung thư cổ tử cung và nhiều bệnh lây qua đường tình dục do virus HPV gây ra. Tuy nhiên, không ít người vẫn băn khoăn độ tuổi tiêm HPV phù hợp nhất là khi nào, người đã quan hệ có tiêm được không, và có giới hạn tuổi không? Trong bài viết dưới đây, bạn sẽ được giải đáp chi tiết theo khuyến cáo từ Bộ Y tế và các tổ chức y tế thế giới.
Độ tuổi tiêm HPV hiệu quả nhất là khi nào?
Hiện nay, hai loại vắc xin phòng HPV đang được sử dụng tại Việt Nam là Gardasil và Gardasil 9, hai loại này đều có xuất xứ từ Hoa Kỳ và đã được chứng minh hiệu quả cao trong phòng ngừa các chủng HPV nguy cơ cao. Trước đây, chỉ định tiêm vắc xin HPV giới hạn trong độ tuổi từ 9 tuổi đến 26 tuổi. Tuy nhiên, kể từ tháng 5/2024, Bộ Y tế đã chính thức mở rộng độ tuổi tiêm vắc xin Gardasil 9 tuổi lên đến 45 tuổi. Như vậy, thay vì chỉ giới hạn từ 9–26 tuổi như trước kia, hiện nay những người từ 27 tuổi đến 45 tuổi cũng đã có thể tiếp cận vắc xin ngừa HPV, mở ra cơ hội bảo vệ sức khỏe toàn diện hơn cho cộng đồng.
Trả lời câu hỏi độ tuổi tiêm HPV hiệu quả nhất là khi nào?
Theo các chuyên gia y tế tại Phòng Khám Đa Khoa Nam Định: độ tuổi lý tưởng nhất để tiêm vắc xin HPV là từ 9 tuổi đến 14 tuổi. Đây là giai đoạn trước khi trẻ bắt đầu có các quan hệ tình dục, do đó việc tiêm phòng vào thời điểm này không chỉ đảm bảo hiệu quả phòng ngừa cao nhất mà còn tạo ra hàng rào miễn dịch bền vững.
Các nghiên cứu hiện nay đã chứng minh rằng, trẻ được tiêm trong độ tuổi từ 9 đến 14 tuổi có khả năng sinh kháng thể ở mức cao và ổn định trong thời gian dài mà không bị suy giảm. Đáng chú ý, nhóm tuổi 9–14 tuổi chỉ cần tiêm 2 mũi vắc xin là đủ để tạo đáp ứng miễn dịch tối ưu, điều này không chỉ hiệu quả mà còn giúp tiết kiệm chi phí so với tiêm ở độ tuổi lớn hơn, lứa tuổi vốn phải tiêm đủ 3 mũi để đạt được mức bảo vệ tương đương.
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu từ năm 2007 đến 2022 cho thấy hiệu quả phòng bệnh của vắc xin HPV đạt mức cao nhất khi được tiêm cho nhóm tuổi trẻ. Cụ thể, hiệu quả phòng ngừa có thể lên đến 93% ở trẻ em và thanh thiếu niên từ 9–14 tuổi và khoảng 90% ở nhóm từ 15–18 tuổi. Những con số này một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của việc chủng ngừa sớm, đặc biệt là trước khi có phơi nhiễm với virus HPV qua hoạt động quan hệ tình dục.
Một nghiên cứu chuyên sâu khác cũng cho thấy các bé gái và phụ nữ trẻ bắt đầu tiêm HPV trong độ tuổi từ 11 tuổi đến 14 tuổi có nguy cơ phát hiện các tổn thương bất thường ở cổ tử cung thấp hơn 76% so với những người chưa tiêm hoặc bắt đầu tiêm muộn hơn. Điều này cho thấy rằng việc tiêm phòng HPV sớm không chỉ mang lại hiệu quả phòng ngừa chung mà còn giúp giảm thiểu rõ rệt nguy cơ tổn thương cổ tử cung – một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất do virus HPV gây ra.
Những điều cần lưu ý trước và sau khi tiêm vắc xin HPV
Người tiêm cần ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc và tránh căng thẳng trong những ngày trước tiêm ngừa HPV
Để đảm bảo việc tiêm vắc xin HPV diễn ra an toàn, hiệu quả và đạt được mục tiêu bảo vệ sức khỏe lâu dài, người tiêm cần lưu ý một số vấn đề quan trọng trước và sau khi tiêm như sau:
1. Những điều cần lưu ý trước khi tiêm vắc xin HPV:
- Tìm hiểu kỹ về loại vắc xin và chọn cơ sở tiêm chủng tin cậy: Trước khi tiêm, bạn nên chủ động tìm hiểu về loại vắc xin HPV định sử dụng để nắm rõ lịch tiêm và công dụng. Đồng thời, việc lựa chọn trung tâm tiêm chủng uy tín, có đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm sẽ đảm bảo quá trình tiêm chủng được thực hiện đúng quy trình và an toàn.
- Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cá nhân và thông tin lịch sử tiêm chủng: Khi đến tiêm, hãy mang theo giấy tờ tùy thân và sổ/phiếu tiêm chủng cá nhân để các bác sĩ theo dõi và cập nhật thông tin. Trong trường hợp bị mất sổ, người tiêm có thể liên hệ lại với các cơ sở y tế từng tiêm hoặc đến trung tâm tiêm chủng gần nhất để được hỗ trợ tra cứu lịch sử tiêm chủng chính xác.
- Cung cấp thông tin bệnh lý đầy đủ nếu đang điều trị: Nếu người tiêm đang trong quá trình điều trị bất kỳ bệnh lý nào, cần mang theo toa thuốc gần nhất hoặc sổ khám bệnh để bác sĩ đánh giá khả năng tiêm chủng. Điều này giúp sàng lọc nguy cơ và đưa ra quyết định chính xác nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe.
- Giữ cơ thể và tinh thần ở trạng thái tốt nhất trước tiêm: Người tiêm cần ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc và tránh căng thẳng trong những ngày trước tiêm. Một thể trạng khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể tiếp nhận vắc xin tốt hơn và hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra phản ứng phụ không mong muốn.
2. Những điều cần lưu ý sau khi tiêm vắc xin HPV:
- Theo dõi tại cơ sở tiêm ít nhất 30 phút sau khi tiêm: Ngay sau khi tiêm ngừa HPV, bạn cần ở lại trung tâm ít nhất 30 phút để nhân viên y tế theo dõi sức khỏe sau tiêm.
- Tự theo dõi sức khỏe trong 1–2 ngày đầu sau tiêm: Khi về nhà, tiếp tục theo dõi sức khỏe trong 24–48 giờ đầu. Cần lưu ý kỹ các biểu hiện như sưng tấy, đau nhức dữ dội, mẩn đỏ lan rộng, sốt cao, khó thở….
- Xử lý kịp thời nếu xuất hiện các tác dụng phụ kéo dài: Nếu các triệu chứng bất thường như sốt cao, chóng mặt, buồn nôn, khó thở, tim đập nhanh, tụt huyết áp, cơ thể mệt mỏi kéo dài hơn 48 giờ, người tiêm nên đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và theo dõi chuyên sâu.
- Hạn chế quan hệ tình dục sau khi tiêm HPV: Do kháng thể chưa được tạo ra ngay sau tiêm, người tiêm nên kiêng quan hệ hoặc nếu quan hệ thì cần sử dụng biện pháp an toàn như bao cao su, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm HPV trong thời gian hệ miễn dịch đang hoàn thiện.
- Kiêng mang thai sau tiêm: Sau khi tiêm mũi thứ 3 vắc xin HPV, phụ nữ nên tránh mang thai ít nhất trong vòng 1 tháng để hệ miễn dịch có thời gian ổn định và hình thành kháng thể đầy đủ, giúp bảo vệ tối ưu cho cả mẹ và thai nhi sau này.
- Tăng cường vận động và nghỉ ngơi hợp lý: Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng, ngủ đủ giấc và giữ nhịp sinh hoạt ổn định là điều cần thiết giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, đồng thời tăng cường sức đề kháng chống lại virus HPV.
- Duy trì lối sống lành mạnh: Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, giàu vitamin và khoáng chất, uống đủ nước, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ và đồ muối chua sẽ hỗ trợ quá trình hồi phục, đồng thời nâng cao hiệu quả miễn dịch của vắc xin.
- Tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ: Mặc dù đã tiêm vắc xin HPV, phụ nữ từ 21 tuổi trở lên vẫn nên thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ. Điều này giúp phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư hoặc bất thường khác, từ đó có hướng xử lý kịp thời và hiệu quả.
Những kiến thức hữu ích vừa được chia sẻ ở trên chắc hẳn đã giúp bạn có thể nắm bắt về độ tuổi tiêm HPV đặt hiệu quả cao. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với Phòng Khám Đa Khoa Nam Định để được tư vấn cụ thể và kịp thời.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 181 Song Hào, Văn Miếu, TP. Nam Định, Nam Định
- Website: dakhoanamdinh.com.vn
- Điện thoại: (0228) 730 6888
- Thời gian làm việc: 08:00-20:00 (tất cả các ngày trong tuần, bao gồm Lễ Tết - Không nghỉ trưa)