Xem ngay hình ảnh bị nấm vùng kín ở nữ giới để tránh biến chứng

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đinh Quang Tiến

Khi nhắc đến nấm vùng kín, phần lớn chúng ta đều chỉ hình dung qua các mô tả triệu chứng như ngứa ngáy, dịch âm đạo bất thường hay cảm giác nóng rát…. Tuy nhiên, hình ảnh thực tế của tình trạng này sẽ giúp bạn nhận diện bệnh rõ ràng và chính xác hơn rất nhiều. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số hình ảnh bị nấm vùng kín để có thể nhận biết sớm và xử lý kịp thời.

Tổng hợp hình ảnh bị nấm vùng kín ở nữ giới thường gặp

Nhiễm nấm vùng kín (hay còn gọi nhiễm nấm Candida) là một trong những bệnh lý phụ khoa thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt những chị em đang trong độ tuổi sinh sản. Căn bệnh này do nấm men Candida albicans gây ra. Dù vốn dĩ là một phần của hệ vi sinh trong âm đạo, tuy nhiên Candida có thể phát triển quá mức và trở thành tác nhân gây bệnh khi điều kiện môi trường bị thay đổi.

Dưới đây là một số hình ảnh nấm vùng kín chân thực nhất:

hình ảnh bị nấm vùng kín

hình ảnh bị nấm vùng kín

hình ảnh bị nấm vùng kín

Hình ảnh bị nấm vùng kín ở nữ giới

Theo các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Nam Định: những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh và môi trường âm đạo được duy trì ổn định, nấm Candida thường không gây ảnh hưởng. Tuy nhiên, khi độ pH âm đạo bị rối loạn hoặc những vi khuẩn có lợi bị suy giảm do dùng thuốc, thay đổi nội tiết, hoặc thói quen vệ sinh không đúng,…loại nấm này sẽ có cơ hội bùng phát mạnh mẽ và gây bệnh nấm vùng kín.

Đặc điểm đáng chú ý của Candida là chúng rất ưa môi trường ẩm ướt – nơi lý tưởng để sinh sôi và lan rộng. Do đó, khu vực vùng kín, bẹn hay nếp gấp da trở thành những vị trí dễ bị tổn thương nhất. Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc tránh thai nội tiết, hoặc mắc các bệnh lý như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch... cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm âm đạo.

Triệu chứng của nhiễm nấm vùng kín không hoàn toàn giống nhau ở mọi phụ nữ, bởi nó còn phụ thuộc vào mức độ viêm nhiễm và thể trạng từng người. Tuy vậy, vẫn có một số dấu hiệu thường gặp giúp nhận diện bệnh từ sớm bao gồm:

  • Ngứa ngáy ở âm đạo là dấu hiệu điển hình, đôi khi kèm theo cảm giác nóng rát. Nếu không kiểm soát kịp thời, việc gãi nhiều có thể làm tổn thương da và khiến nấm lan đến cả vùng bẹn hay hậu môn.
  • Một dấu hiệu khác dễ nhận biết là khí hư ra nhiều, có màu trắng đục, vón cục như bã đậu hoặc sữa chua, trong một số trường hợp còn kèm theo mùi hôi khó chịu. Dịch này thường đóng thành từng mảng dọc theo thành âm đạo, gây cảm giác ẩm ướt khó chịu.
  • Phụ nữ mắc nấm vùng kín còn có thể cảm thấy đau đớn, khó chịu mỗi khi quan hệ, làm giảm chất lượng đời sống tình dục và gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người bệnh.
  • Một số người còn gặp tình trạng tiểu buốt, hoặc tiểu nhiều lần trong ngày hoặc tiểu khó.
  • Niêm mạc âm hộ bị viêm, đỏ. Khi bệnh chuyển biến nặng, vùng môi lớn và môi bé có thể sưng đỏ, phù nề.

Làm sao để phòng ngừa bệnh nấm vùng kín?

hình ảnh bị nấm vùng kín

Tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm, nhưng nấm vùng kín có thể gây nhiều bất tiện và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống nếu cứ tái phát thường xuyên. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, chị em nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

1. Ưu tiên mặc quần lót chất liệu cotton, tránh đồ quá chật

Lựa chọn trang phục phù hợp là bước đầu tiên giúp bảo vệ vùng kín khỏi độ ẩm và vi khuẩn. Quần lót bằng cotton có khả năng thấm hút tốt, thoáng khí và không gây bí bách – những yếu tố cần thiết để duy trì môi trường âm đạo khô ráo và cân bằng. Ngược lại, việc thường xuyên mặc quần lót quá chật, bó sát cơ thể sẽ làm tăng nhiệt độ và độ ẩm ở vùng kín, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm sinh sôi và gây bệnh.

2. Không thụt rửa âm đạo để bảo vệ hệ vi sinh tự nhiên

Thụt rửa âm đạo là thói quen tưởng chừng giúp làm sạch sâu nhưng thực chất lại gây hại nhiều hơn lợi. Việc can thiệp vào sâu trong âm đạo sẽ khiến hệ vi sinh vật có lợi bị rửa trôi, pH sinh lý bị mất cân bằng, tạo điều kiện cho nấm men và vi khuẩn có hại phát triển. Thay vì thụt rửa âm đạo, chị em nên vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài bằng nước sạch hoặc dung dịch dịu nhẹ được bác sĩ khuyên dùng.

3. Tránh để vùng kín ẩm ướt lâu, đặc biệt sau khi tập thể dục hoặc đi bơi

Môi trường ẩm là yếu tố kích thích nấm Candida phát triển mạnh. Sau khi tập thể dục, bơi lội hoặc đổ mồ hôi nhiều, việc giữ nguyên đồ ẩm ướt quá lâu sẽ khiến nấm dễ phát triển hơn. Do đó, chị em nên thay quần áo khô, sạch sẽ ngay sau khi vận động và đảm bảo vùng kín luôn được lau khô nhẹ nhàng sau khi đi vệ sinh bằng khăn hoặc giấy sạch.

Tìm đọc thêm nhiều thông tin hữu ích khác tại: https://dakhoanamdinh.com.vn/viem-phu-khoa/

4. Hạn chế sử dụng sản phẩm có mùi hương ở vùng kín

Nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân như dung dịch vệ sinh phụ nữ, băng vệ sinh, xà phòng hay sữa tắm có hương liệu hóa học có thể gây kích ứng hoặc phản ứng dị ứng cho vùng da nhạy cảm như vùng kín. Các chất tạo mùi có thể ảnh hưởng đến độ pH âm đạo và tiêu diệt vi khuẩn có lợi, làm tăng nguy cơ nhiễm nấm. Do đó, chị em nên lựa chọn sản phẩm không mùi, dịu nhẹ với thành phần tự nhiên, an toàn.

5. Quan hệ tình dục an toàn

Để phòng ngừa nhiễm nấm âm đạo khi quan hệ tình dục, bạn nên sử dụng bao cao su đúng cách để giảm nguy cơ bị nấm vùng kín và các bệnh lây qua đường tình dục. Chị em nên chung thủy một vợ một chồng hoặc hạn chế số lượng bạn tình để giảm nguy cơ lây nhiễm và không quan hệ khi đang có dấu hiệu viêm nhiễm để tránh làm bệnh nặng hơn và lây cho bạn tình.

Trong bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp cho quý bạn đọc một số hình ảnh bị nấm vùng kín ở nữ giới. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại liên hệ với Đa Khoa Nam Định để được tư vấn.