Khám phụ khoa làm những xét nghiệm gì? 7 loại hình cần thiết
Khám phụ khoa là một phần không thể thiếu trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản toàn diện của nữ giới. Quá trình thăm khám không chỉ dừng lại ở việc quan sát lâm sàng mà còn bao gồm nhiều xét nghiệm chuyên sâu nhằm phát hiện sớm các bệnh lý phụ khoa cũng như để đánh giá chức năng sinh sản và sàng lọc nguy cơ ung thư tiềm ẩn. Vậy thông thường khi khám phụ khoa làm những xét nghiệm gì?
Khi khám phụ khoa làm những xét nghiệm gì?
Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phụ nữ, khám phụ khoa đóng vai trò thiết yếu trong việc tầm soát sớm các bệnh lý phụ khoa, bảo vệ sức khỏe sinh sản và phát hiện những bất thường tiềm ẩn trong hệ sinh dục nữ. Bên cạnh thăm khám lâm sàng, bác sĩ chuyên khoa thường chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng nhằm tăng cường độ chính xác trong chẩn đoán.
Dưới đây là những xét nghiệm phổ biến mà bác sĩ có thể chỉ định trong quá trình khám phụ khoa định kỳ hoặc khi có triệu chứng bất thường:
1. Xét nghiệm Pap smear
Pap smear là một xét nghiệm quan trọng trong lĩnh vực phụ khoa, giúp phát hiện sớm những thay đổi bất thường của các tế bào tại cổ tử cung. Bởi đây là nơi dễ phát sinh các tổn thương tiền ung thư. Bằng cách lấy mẫu tế bào từ cổ tử cung để quan sát dưới kính hiển vi, Pap smear có thể phát hiện các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm nhất để tiến hành điều trị kịp thời. Việc tầm soát định kỳ bằng phương pháp này đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư cổ tử cung nhờ phát hiện và can thiệp sớm. Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ nên thực hiện Pap smear định kỳ, đặc biệt là từ độ tuổi 21 trở lên hoặc sau khi có quan hệ tình dục.
2. Xét nghiệm HPV
Xét nghiệm HPV được thực hiện nhằm phát hiện sự hiện diện của virus Human Papillomavirus. Một loại virus lây truyền qua đường tình dục và là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung, đặc biệt là các chủng nguy cơ cao như HPV 16 và 18. Khi kết hợp cả hai xét nghiệm HPV và Pap smear khả năng phát hiện các bất thường sẽ tăng lên đáng kể, từ đó nâng cao hiệu quả tầm soát và bảo vệ sức khỏe sinh sản toàn diện cho phụ nữ.
3. Xét nghiệm soi tươi dịch âm đạo
Xét nghiệm soi tươi dịch âm đạo cũng là một phương pháp kiểm tra khá phổ biến, giúp bác sĩ phát hiện kịp thời các bệnh lý viêm nhiễm vùng kín. Đặc biệt là những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khí hư bất thường. Trong loại xét nghiệm này, một lượng nhỏ dịch âm đạo của người bệnh sẽ được lấy bằng dụng cụ chuyên dụng rồi đem đi phân tích để xác định xem có sự hiện diện của nấm Candida, vi khuẩn, trùng roi…hay không. Dựa vào kết quả xét nghiệm thu được, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.
Xét nghiệm HPV là một trong điều bắt buộc mỗi khi khám phụ khoa
4. Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)
Khám phụ khoa cũng là cơ hội để phát hiện các bệnh tình dục như lậu, giang mai, herpes sinh dục, HIV,…Vì các bệnh lý lây qua đường tình dục đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản và sức khỏe tổng thể của phụ nữ. Do đó, thực hiện các xét nghiệm tầm soát bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) là bước không thể thiếu trong chăm sóc sức khỏe sinh sản toàn diện. Thông qua các xét nghiệm đặc hiệu, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác bệnh lý tiềm ẩn và từ đó đề xuất phương án điều trị thích hợp cũng như các biện pháp phòng ngừa lây lan.
5. Xét nghiệm nội tiết tố
Xét nghiệm nội tiết tố là một công cụ quan trọng trong việc phân tích sự cân bằng hormone của cơ thể nữ giới. Loại xét nghiệm này giúp đo lường nồng độ các hormone quan trọng như estrogen, progesterone, FSH, LH và prolactin,….từ đó xác định nguyên nhân của các rối loạn kinh nguyệt, chức năng buồng trứng hoặc các vấn đề về sinh sản khác. Việc thực hiện xét nghiệm này không chỉ giúp phát hiện các rối loạn nội tiết mà còn đóng vai trò thiết yếu trong việc xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp, đặc biệt ở những phụ nữ đang gặp khó khăn trong việc mang thai hoặc trải qua các triệu chứng mãn kinh sớm.
6. Xét nghiệm CA-125
Xét nghiệm CA-125 là một xét nghiệm máu để phát hiện loại chỉ số CA-125, một loại protein vốn có xu hướng gia tăng khi nữ giới đang mắc bệnh ung thư buồng trứng hoặc một số loại bệnh ung thư khác như ung thư đại trực tràng, ung thư phổi, ung thư vú,….
7. Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu là một trong những phương pháp xét nghiệm phụ khoa phổ biến và đơn giản nhất để phát hiện các bất thường trong hệ tiết niệu. Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm này khi người bệnh có các dấu hiệu như tiểu buốt, tiểu rắt…hoặc nghi ngờ bị mắc các bệnh liên quan đến hệ tiết niệu như: viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiết niệu…Đây là xét nghiệm thường xuyên được sử dụng trong khám phụ khoa tổng quát cũng như khi theo dõi tình trạng viêm nhiễm phụ khoa.
Trong bài viết trên đây chúng tôi vừa chia sẻ đến các bạn những thông tin liên quan đến khám phụ khoa làm những xét nghiệm gì. Hy vọng những thông tin mà các bác sĩ tại Đa Khoa Nam Định vừa cung cấp ở trên sẽ phần nào giúp chị em có thể yên tâm hơn khi chuẩn bị đi thăm khám phụ khoa. Nếu có thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn.