Khi nào nên xét nghiệm bệnh xã hội? Dấu hiệu và thời điểm cần biết

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đinh Quang Tiến

Việc thực hiện xét nghiệm bệnh xã hội đúng thời điểm giúp phát hiện bệnh sớm, ngăn ngừa biến chứng và giảm thiểu nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao hoặc có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào, đừng chần chừ hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra và nhận tư vấn điều trị kịp thời. Vậy khi nào nên xét nghiệm bệnh xã hội? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây!

Thời điểm khi nào nên xét nghiệm bệnh xã hội?

khi nào nên xét nghiệm bệnh xã hội

Thời điểm xét nghiệm bệnh xã hội thường phụ thuộc vào triệu chứng nặng nhẹ của bệnh mà bạn mắc phải

Xét nghiệm bệnh xã hội (hay còn gọi là xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục STDs) đóng vai trò then chốt trong việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời, giúp hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Việc chủ động xét nghiệm không chỉ bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Dưới đây là những thời điểm quan trọng mà bạn nên thực hiện xét nghiệm bệnh xã hội để đảm bảo an toàn sức khỏe:

1. Sau khi có quan hệ tình dục không an toàn

Nếu bạn vừa có quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp bảo vệ với một đối tác có tiền sử sức khỏe không rõ ràng, nguy cơ lây nhiễm bệnh xã hội là rất cao. Nhiều bệnh xã hội không có dấu hiệu rõ ràng ngay lập tức nhưng vi khuẩn và virus gây bệnh vẫn có thể âm thầm phát triển trong cơ thể. Vì vậy, ngay sau khi có hành vi quan hệ tình dục không an toàn, việc xét nghiệm bệnh xã hội là điều cần thiết để phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Một vấn đề mà người bệnh cũng khá thắc mắc cần sự giải đáp xét nghiệm bệnh xã hội gồm những gì? Bởi điều này phụ thuộc nhiều yếu tố như thời gian, tiền bạc...

2. Khi có nhiều bạn tình hoặc thay đổi đối tác thường xuyên

Nếu bạn có đời sống tình dục phức tạp, có nhiều bạn tình hoặc thường xuyên thay đổi "đối tác", bạn nên thực hiện xét nghiệm bệnh xã hội định kỳ, ngay cả khi không có triệu chứng. Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể tồn tại trong cơ thể mà không biểu hiện ra bên ngoài trong một thời gian dài. Do đó, việc xét nghiệm bệnh xã hội định kỳ giúp bạn chủ động phát hiện sớm bệnh, bảo vệ bản thân và tránh lây nhiễm cho người khác.

3. Khi xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh xã hội

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở cơ thể như xuất hiện mụn cóc, mụn nước, vết loét, cảm giác ngứa rát, đau khi đi tiểu hay khi quan hệ tình dục, tiết dịch bất thường từ bộ phận sinh dục, hậu môn hoặc miệng,...bạn nên đến ngay các phòng khám xét nghiệm bệnh xã hội để tiến hành kiểm tra nhằm phát hiện bệnh sớm cũng như có phương án cải thiện hiệu quả hơn. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh nguy hiểm như lậu, giang mai, mụn rộp sinh dục hoặc sùi mào gà. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn, ngăn ngừa biến chứng và hạn chế khả năng lây lan.

4. Khi mang thai hoặc có kế hoạch sinh con

Phụ nữ mang thai hoặc đang có kế hoạch mang thai nên thực hiện xét nghiệm bệnh xã hội 

Phụ nữ mang thai hoặc đang có kế hoạch mang thai nên thực hiện xét nghiệm bệnh xã hội để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Một số bệnh xã hội như HIV, giang mai, lậu, sùi mào gà....có thể truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai hoặc sinh nở, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh. Chính vì vậy, thực hiện xét nghiệm bệnh xã hội sớm sẽ giúp phát hiện bệnh kịp thời và có phương án điều trị phù hợp, giảm nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi.

Tìm đọc các thông tin cùng chủ đề tại: https://dakhoanamdinh.com.vn/benh-xa-hoi/

5. Sau khi tiếp xúc với máu hoặc vết thương của người nghi nhiễm

Nếu bạn vô tình tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết hoặc vết thương hở của người nghi ngờ mắc bệnh xã hội thì nguy cơ lây nhiễm bệnh là rất cao. Những người sử dụng chung kim tiêm, xăm mình tại các cơ sở không đảm bảo vệ sinh hoặc nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh phẩm nhiễm khuẩn cũng thuộc nhóm nguy cơ cao. Trong những trường hợp này, việc xét nghiệm bệnh xã hội sớm giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe và có hướng xử lý kịp thời nếu cần.

6. Khi cảm thấy lo lắng và muốn kiểm tra để an tâm

Ngay cả khi không có dấu hiệu bất thường hoặc không thuộc nhóm nguy cơ cao, bạn vẫn có thể thực hiện xét nghiệm bệnh xã hội nếu cảm thấy lo lắng hoặc muốn đảm bảo sức khỏe tình dục an toàn. Việc xét nghiệm định kỳ giúp bạn loại bỏ những nghi ngại, đồng thời là cách bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như đối tác của mình.

Thông thường sau khi đã việc xác định được thời điểm Vàng để xét nghiệm bệnh xã hội thì một vấn đề nữa khiến người bệnh khá quan tâm đó chi phí xét nghiệm bệnh xã hội. Tại mỗi cơ sở sẽ có một mức giá khác nhau, điều này khiến họ khó khăn trong việc đưa ra sự lựa chọn.

Sau khi xác định được thời điểm phù hợp để xét nghiệm, một vấn đề khác cũng được nhiều người quan tâm là chi phí xét nghiệm bệnh xã hội. Mức giá xét nghiệm có thể khác nhau tùy theo từng cơ sở y tế, phương pháp xét nghiệm được thực hiện và các dịch vụ đi kèm. Do đó, việc tìm hiểu trước về chi phí xét nghiệm bệnh xã hội tại các cơ sở uy tín sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn và đưa ra quyết định phù hợp.

Trong bài viết trên đây chúng tôi vừa chia sẻ đến các bạn những thông tin liên quan đến vấn đề khi nào nên xét nghiệm bệnh xã hội? Nếu có thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn.

Thông tin liên hệ:

Phòng Khám Đa Khoa Nam Định