Xét nghiệm bệnh xã hội gồm những gì? Review 4 hạng mục chính

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đinh Quang Tiến

Xét nghiệm bệnh xã hội không chỉ là biện pháp phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn là hành động có trách nhiệm với cộng đồng. Xét nghiệm bệnh xã hội gồm những gì? Có những loại xét nghiệm nào?

Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta tìm hiểu kỹ hơn về các loại xét nghiệm bệnh xã hội phổ biến hiện nay.

Làm rõ xét nghiệm bệnh xã hội gồm những gì?

xét nghiệm bệnh xã hội gồm những gì

Xét nghiệm bệnh xã hội sẽ bao gồm nhiều hạng mục khác nhau

Trong xã hội hiện đại, khi đời sống tình dục ngày càng cởi mở thì các bệnh xã hội cũng có xu hướng gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi. Điều đáng lo ngại là hiện nay nhiều người vẫn còn chủ quan hoặc thậm chí không biết rằng mình đang mang trong người mầm bệnh.

Các bệnh xã hội hay còn gọi là các bệnh lây truyền qua đường tình dục - là nhóm bệnh lý nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống mà còn tiềm ẩn nguy cơ để lại biến chứng kéo dài, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Khi đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám bệnh xã hội, quy trình đầu tiên luôn là khám lâm sàng và đánh giá tổng quát về tình trạng sức khỏe. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tìm hiểu về tiền sử quan hệ tình dục, tiền sử bệnh lý và các triệu chứng bất thường mà người bệnh đang gặp phải. Đây là bước quan trọng nhằm định hướng ban đầu và giúp bác sĩ xác định cần tiến hành xét nghiệm bệnh xã hội nào tiếp theo để cho ra chẩn đoán chính xác.

Dành cho những ai quan tâm đến chi phí xét nghiệm bệnh xã hội

Nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh xã hội, người bệnh sẽ được chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu phù hợp với từng loại bệnh cụ thể. Vậy xét nghiệm bệnh xã hội gồm những gì? Dưới đây là một số phương pháp xét nghiệm bệnh xã hội thường được các chuyên gia áp dụng hiện nay:

1. Xét nghiệm máu

Đây là phương pháp xét nghiệm phổ biến hàng đầu với độ tin cậy cao, giúp phát hiện nhiều loại bệnh xã hội do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Khi cơ thể bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh, hệ miễn dịch sẽ phản ứng và để lại dấu vết trong máu, từ đó giúp bác sĩ xác định sự hiện diện của virus như HIV, HPV,….

*Khuyến cáo: Đừng trở nên bị động trong việc khi nào nên xét nghiệm bệnh xã hội. Hãy làm xét nghiệm ngay để phát hiện bệnh càng sớm càng tốt qua đó có phương án điều trị bệnh một cách triệt để hơn.

2. Xét nghiệm dịch tiết sinh dục

Phương pháp này được áp dụng khi nghi ngờ người bệnh mắc các bệnh xã hội có liên quan đến đường sinh dục. Mẫu dịch thường được lấy từ dịch niệu đạo ở nam giới hoặc dịch âm đạo ở nữ giới để phân lập và định danh chính xác loại virus hoặc vi khuẩn gây bệnh xã hội. Đây là một bước quan trọng trong việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và hỗ trợ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.

3. Xét nghiệm RPR và TPHA

xét nghiệm bệnh xã hội gồm những gì

Xét nghiệm TPHA, RPR và định lượng, định tính là xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán giang mai

Xét nghiệm RPR và TPHA cũng là công cụ quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh xã hội, đặc biệt là bệnh giang mai. Hai phương pháp đều dựa trên nguyên lý tìm kiếm các kháng thể chống lại xoắn khuẩn Treponema pallidum có trong huyết thanh người bệnh. Theo các chuyên gia thì xét nghiệm RPR và TPHA đều đánh giá phản ứng của kháng thể với các chất thử đặc biệt, qua đó giúp xác định liệu người bệnh có đang nhiễm bệnh giang mai hay không.

Tìm đọc các thông tin cùng chủ đề tại: https://dakhoanamdinh.com.vn/benh-xa-hoi/

4. Xét nghiệm mảnh sinh thiết

Đối với những trường hợp mắc các bệnh xã hội có triệu chứng ngoài da như nổi u nhú, mụn thịt hay nốt sùi, các bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định cắt mảnh sinh thiết từ các u nhú hay nốt sùi để mang đi phân tích. Đây là phương pháp không thể thiếu trong việc chẩn đoán chính xác các bệnh như sùi mào gà, thậm chí tầm soát nguy cơ ung thư.

Việc thực hiện các xét nghiệm bệnh xã hội là bước quan trọng đầu tiên trong quy trình chẩn đoán và điều trị các bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục. Không chỉ giúp xác định chính xác tình trạng nhiễm bệnh, các xét nghiệm này còn hỗ trợ xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả, ngăn ngừa nguy cơ lây lan và biến chứng nguy hiểm.

Do đó, nếu bạn đang có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh xã hội hoặc từng có hành vi quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm bệnh thì đừng chần chừ mà hãy chủ động đến các cơ sở y tế chuyên khoa hoặc phòng khám xét nghiệm bệnh xã hội để được tư vấn và xét nghiệm để có biện pháp điều trị kịp thời.

Trên đây là những giải đáp của các chuyên gia bệnh xã hội về vấn đề: Xét nghiệm bệnh xã hội gồm những gì? Nếu bạn có thắc mắc vấn đề gì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

Thông tin liên hệ:

Phòng Khám Đa Khoa Nam Định