Thực hư máu báo thai ra trước hay sau kỳ kinh nguyệt?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đinh Quang Tiến

Máu báo thai ra trước hay sau kỳ kinh nguyệt đang là thắc mắc của nhiều chị em. Khi mà hiện tượng ra máu báo thai sẽ xuất hiện ngay trước kỳ kinh nguyệt, thông thường vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 7 trước kỳ kinh tiếp theo, một số trường hợp có thể xuất hiện muộn hơn.

Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này hơn. Hãy cùng tìm đọc nhé!

Lý giải máu báo thai ra trước hay sau kỳ kinh nguyệt?

máu báo thai ra trước hay sau kỳ kinh nguyệt

Máu báo thai là hiện tượng chảy ra từ vùng âm đạo, thường xuất hiện sau quá trình thụ tinh khi phôi thai đã bám vào thành tử cung. Hiện tượng ra máu báo thai sẽ xuất hiện sau khi thụ tinh được 8-12 ngày hoặc ngay trước kỳ kinh nguyệt, thông thường vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 7 trước kỳ kinh tiếp theo, một số trường hợp có thể xuất hiện muộn hơn.

Tuy nhiên, không phải ai có bầu cũng có máu báo thai báo hiệu. Máu báo thai thường ra ít, với vài đốm màu hồng hoặc nâu bám trên quần lót. Nếu chu kỳ kinh không đều hoặc không quan sát kỹ, rất nhiều người bị nhầm lẫn máu báo thai với máu kinh nguyệt thông thường.

Máu báo thai ra trong bao lâu?

máu báo thai ra trước hay sau kỳ kinh nguyệt

Máu báo thai ra trong bao lâu sẽ không giống nhau mỗi người, thậm chí cùng một người nhưng ở mỗi lần mang thai khác nhau thì thời gian ra máu báo thai cũng khác nhau. Trứng sau khi thụ tinh sẽ tạo thành phôi thai và di chuyển đến làm tổ ở niêm mạc tử cung.

Trong quá trình làm tổ của phôi thai, một phần nhỏ lớp niêm mạc tử cung sẽ bị tác động dẫn đến tổn thương, bong tróc và xuất hiện tình trạng chảy máu. Lớp niêm mạc này thường không thoát ra ngay mà rò rỉ từ từ nên máu báo thai thường ra trong một vài ngày. Nếu trường hợp bạn thấy ra máu âm đạo bất thường, khác với máu kinh nguyệt và kéo dài trên 2 ngày thì tốt nhất hãy đi đến bệnh viện thăm khám ngay.

Ra máu báo thai có đau bụng không?

máu báo thai ra trước hay sau kỳ kinh nguyệt

Có rất nhiều chị em thắc mắc rằng ra máu báo thai có đau bụng không. Do niêm mạc tử cung bị tổn thương nên khi ra máu, chị em sẽ có triệu chứng đau nhẹ vùng bụng dưới. Đôi khi, có những trường hợp máu đã ngừng ra nhưng cơn đau bụng râm ran vẫn còn.

Cơn đau bụng khi ra máu còn có thể do thay đổi hormone trong cơ thể ở thời kỳ đầu mang thai hoặc đau dây chằng do tử cung đang mở rộng để chuẩn bị cho thai phát triển. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp ra máu báo thai nhưng không đau bụng. Nếu gặp tình trạng này thì bạn cũng không cần quá lo lắng vì hiện tượng đau bụng còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người.

Cách phân biệt máu báo thai và máu kinh nguyệt

1. Dựa vào khái niệm

máu báo thai ra trước hay sau kỳ kinh nguyệt

Ở một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, khi rụng trứng, lớp niêm mạc tử cung dưới sự điều khiển của các hormone sinh dục sẽ trở nên dày lên để chuẩn bị cho việc làm tổ, và từ đó tùy theo việc trứng đã rụng có được thụ tinh (gặp tinh trùng)  không mà dẫn đến 2 hướng, đó là tiếp tục một chu kỳ kinh nguyệt mới hoặc là có thai.

  • Khi trứng không được thụ tinh (không gặp tinh trùng), lớp niêm mạc tử cung sẽ bị bong tróc đi, và dẫn đến chảy máu hay gọi là hành kinh, bắt đầu một chu kỳ kinh nguyệt mới nên ta gọi đây là máu kinh nguyệt.

  • Khi trứng đã thụ tinh (trứng và tinh trùng kết hợp), tạo thành phôi thai và làm tổ, vùi trong lớp niêm mạc của tử cung đã được chuẩn bị trước đó. Trong quá trình này, thai làm tổ làm vỡ các mạch máu tại tử cung để tạo con đường thông thương giữa mẹ và con, từ đó thai có thể nhận dưỡng chất từ mẹ. Và chính việc này gây ra chảy máu nên ta gọi là máu báo thai.

Vì vậy máu báo thai và máu kinh nguyệt không thể tồn tại cùng một lúc.

2. Dựa vào thời gian xuất hiện

  • Đối với một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, sẽ dao động từ 24-35 ngày, tính từ ngày đầu tiên hành kinh đến ngày đầu tiên hành kinh của chu kì kế tiếp,  trung bình là 28 ngày.

  • Đối với máu báo thai, thường xuất hiện sau thụ thai từ 6-10 ngày. Mà thời gian thụ thai thường xảy ra sau khi quan hệ tình dục từ vài phút cho đến 5 ngày. Như vậy, máu báo thai có thể xuất hiện sau khi quan hệ tình dục 11-15 ngày, và thường máu báo thai sẽ xuất hiện trước ngày có kinh dự đoán của bạn khoảng vài ngày đến 1 tuần.

3. Dựa vào thể tích của máu

  • Đối với máu kinh nguyệt, máu thường ra trong 3-7 ngày,  trong những ngày đầu máu có thể ra nhiều ướt hết băng vệ sinh và cần thay thường xuyên. Lượng máu mất cho mỗi chu kì khoảng 30-80ml máu.

  • Đối với máu báo thai, số lượng ra rất ít, chỉ là các đốm hoặc các vệt máu nhỏ li ti, có nhiều phụ nữ còn không thấy được dấu hiệu máu báo thai.

4. Dựa vào màu sắc của máu

máu báo thai ra trước hay sau kỳ kinh nguyệt

  • Máu kinh nguyệt có màu đỏ sẫm, kèm theo các cục máu đông, nhầy nhớt.

  • Máu báo thai có màu hồng nhạt hoặc màu nâu sẫm (màu gỉ sắt), không tạo thành các cục máu đông và không nhầy nhớt.

5. Dựa vào triệu chứng kèm theo

  • Khi hành kinh, tử cung co bóp để làm bong lớp niêm mạc tử cung ra, vì thế thường có đau bụng kinh, thường xuất hiện những ngày đầu hoặc trước khi hành kinh.

  • Khi có thai, tử cung không co bóp, vì vậy thường không có đau bụng kèm theo. Bên cạnh đó, do có thai, nên có sự thay đổi trong cơ thể, dẫn đến các triệu chứng như nghén, căng tức vú,… mà khi có kinh không có.

6. Dựa vào kết quả thử thai

máu báo thai ra trước hay sau kỳ kinh nguyệt

Que thử thai được hoạt động dựa trên cơ chế phát hiện ra nồng độ HCG – một hormone được phóng thích ra sau khi phôi làm tổ, và từ thai nhi đưa vào trong máu mẹ, và chất này sẽ hiện diện trong nước tiểu của mẹ.

  • Khi ra máu kinh nguyệt, tất nhiên là bạn không có thai, và que thử thai sẽ báo kết quả không có thai (âm tính 1 vạch)

  • Khi  có máu báo thai, bạn sử dụng que thử thai đúng cách và đúng thời điểm, sẽ cho ra kết quả có thai (dương tính 2 vạch). Trong trường hợp bạn thử que ra âm tính, nhưng vẫn nghi ngờ có thai, hãy thử lại sau một tuần sau khi trễ kinh hoặc ra máu báo thai, lúc này nồng độ HCG được tiết đủ nhiều và sẽ cho ra kết quả dương tính (là có thai).

Cần lưu ý gì về máu báo thai?

Ra máu báo thai là một hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường, không phải là một vấn đề đáng lo ngại và hoàn toàn không ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của thai nhi.

máu báo thai ra trước hay sau kỳ kinh nguyệt

Mặc dù có tới 20-30% phụ nữ có hiện tượng chảy máu ra huyết âm đạo lượng ít (không phải máu báo thai) vẫn có một thai kỳ khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu âm đạo bất thường kéo dài thì đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nguy hiểm hơn như sảy thai, mang thai ngoài tử cung.

Ngoài ra, nó cũng có thể là do một số bệnh lý tiềm ẩn ở tử cung, phần phụ của nữ giới như tổn thương cổ tử cung (đặc biệt là sau khi thăm khám âm đạo), kích ứng hoặc tổn thương âm đạo sau khi quan hệ mạnh, nhiễm trùng, viêm phụ khoa.

Nên làm gì khi ra máu báo thai?

Để dễ phân biệt, khi xuất hiện tình trạng chảy máu ở âm đạo, chị em có thể dùng băng vệ sinh hằng ngày để dễ theo dõi số lượng và màu sắc nhằm phân biệt và dự phòng các trường hợp, biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thực hiện những điều sau đây khi ra máu báo thai:

1. Sử dụng que thử thai hoặc xét nghiệm để chắc chắn đã có thai

Que thử thai có độ chính xác cao, vì thế khi có máu báo thai, dùng que thử là cách tiết kiệm nhất để xác nhận có đúng bạn đã có thai hay chưa, hoặc bạn có thể thực hiện xét nghiệm máu (xét nghiệm Beta HCG) để chắc chắn mình có thai hay chưa.

2. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi điều độ

máu báo thai ra trước hay sau kỳ kinh nguyệt

Cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ trong thời kỳ đầu mang thai được các bác sĩ khuyến cáo là việc cần ưu tiên hàng đầu đối với các mẹ bầu để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, chị em cũng cần chú ý dành thật nhiều thời gian nghỉ ngơi điều độ, giữ sức khỏe và tinh thần thoải mái để “9 tháng 10 ngày” diễn ra an toàn, thuận lợi.

3. Khám sản phụ khoa càng sớm càng tốt

Nếu muốn có kết quả chính xác hơn nữa sau khi đã thực hiện thử thai tại nhà, đồng thời để chuẩn bị cho thai kỳ khỏe mạnh nhất, thì khám sản phụ khoa tại các cơ sở y tế cũng là điều được các bác sĩ khuyến nghị khi xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo.

Thông qua thăm khám với các chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp, các chuyên gia sẽ đưa ra kết quả phù hợp nhất với tình trạng thực tế của bạn, đồng thời đưa ra lời khuyên hữu ích về chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt phù hợp nhất cho những tuần đầu của thai kỳ. Khám sản phụ khoa và khám thai ở những tuần đầu có thể giúp phát hiện sớm những bất thường của ở mẹ bầu có thể ảnh hưởng tới thai nhi.

Do vậy, mẹ bầu nên chú ý thăm khám khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường trong suốt thai kỳ của mình. Khi thăm khám, mẹ bầu nên thông báo kỹ tới bác sĩ những triệu chứng gây khó chịu và những cảm giác bất thường của cơ thể.

Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề máu báo thai ra trước hay sau kỳ kinh nguyệt. Quý chị em có thể nắm bắt và đưa ra hướng xử lý một cách hiệu quả hơn.