Bệnh mụn rộp sinh dục trên môi: biểu hiện & cách điều trị

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đinh Quang Tiến

Bệnh mụn rộp sinh dục không chỉ ảnh hưởng đến khu vực bộ phận sinh dục mà còn có thể xuất hiện ở những vị trí khác trên cơ thể, đặc biệt là vùng môi, nơi dễ bị tổn thương do tiếp xúc trực tiếp với virus. Mụn rộp sinh dục trên môi thường do virus Herpes simplex HSV-1 gây ra, bệnh không chỉ gây đau đớn và khó chịu mà còn tiềm ẩn nguy cơ lây lan cho người khác qua các hoạt động sinh hoạt hằng ngày như hôn hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân như son môi, khăn mặt, bàn chải đánh răng, dao cạo râu,…

Biểu hiện của bệnh mụn rộp sinh dục trên môi

mụn rộp sinh dục trên môi

Biểu hiện của bệnh mụn rộp sinh dục trên môi

Bệnh mụn rộp sinh dục hay còn gọi là herpes sinh dục, là một bệnh lý phổ biến gây ra bởi virus Herpes Simplex (HSV), với hai chủng chính là HSV-1 và HSV-2. Trong đó, HSV-1 thường liên quan đến mụn rộp sinh dục trên môi, còn HSV-2 chủ yếu gây tổn thương tại bộ phận sinh dục.

Virus herpes môi thường xâm nhập vào cơ thể qua những tổn thương nhỏ trên da hoặc niêm mạc miệng khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Các mụn rộp chứa đầy virus và nếu tiếp xúc với dịch từ các nốt mụn nước này, virus có thể xâm nhập nhanh chóng vào cơ thể. Thậm chí những vết xước nhỏ mà bạn không để ý cũng là cánh cửa cho HSV xâm nhập. Đặc biệt, virus này có khả năng tồn tại tiềm ẩn trong cơ thể, tái phát khi có điều kiện thuận lợi.

Ngoài ra, một số nguyên nhân dưới đây cũng có thể dẫn đến tái phát bệnh mụn rộp sinh dục trên môi, cụ thể như sau:

  • Căng thẳng, stress: Stress kéo dài có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho virus HSV bùng phát và gây bệnh mụn rộp sinh dục trên môi.
  • Phẫu thuật hoặc chấn thương gần vùng môi: Bất kỳ tổn thương nhỏ nào ở vùng da quanh môi cũng có thể kích thích sự tái phát của mụn rộp sinh dục trên môi.
  • Thời tiết lạnh: Khi môi bị khô nứt do thời tiết lạnh, cơ thể dễ bị tổn thương hơn, tạo cơ hội cho virus tái hoạt động.
  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Tia UV từ ánh nắng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch tại chỗ, dẫn đến sự tái phát của bệnh.
  • Ốm đau hoặc hệ miễn dịch suy yếu: Những người đang bị bệnh hoặc có hệ miễn dịch yếu là đối tượng dễ bị virus herpes tấn công.
  • Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt: Sự thay đổi hormone trong chu kỳ kinh nguyệt có thể làm hệ miễn dịch suy yếu, dễ bị bùng phát bệnh mụn rộp sinh dục trên môi.
  • Thiếu ngủ: Giấc ngủ không đủ khiến cơ thể mệt mỏi, làm giảm khả năng chống lại virus.

Người bệnh đang khá quan tâm đến tình trạng bệnh

mụn rộp sinh dục ở bao quy đầu

mụn rộp sinh dục ở miệng

Triệu chứng mắc bệnh mụn rộp sinh dục trên môi

Khi nhiễm bệnh mụn rộp sinh dục trên môi, các triệu chứng và biểu hiện của bệnh sẽ xuất hiện theo từng giai đoạn. Dưới đây là những dấu hiệu điển hình mà người bệnh có thể gặp:

  • Xuất hiện những mụn nước nhỏ thường ở trên nền da sưng đỏ tại vùng môi trên hoặc môi dưới, các mụn nước này có xu hướng xuất hiện thành cụm.
  • Sau một thời gian những nốt mụn nước này bắt đầu bị vỡ, dịch chứa virus sẽ tràn ra ngoài, làm tăng nguy cơ lây lan virus sang các khu vực khác trên cơ thể hoặc sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp.
  • Người bệnh thường cảm thấy ngứa và đau rát tại vùng da bị tổn thương, đặc biệt là khi mụn nước xuất vỡ ra.
  • Bệnh mụn rộp sinh dục trên môi có thể tái phát từ 1-2 lần mỗi năm, mỗi đợt bùng phát thường kéo dài từ 1-3 tuần. Trong một số trường hợp, bệnh còn có thể tái phát 5-6 lần mỗi năm.
  • Sốt, đau họng và sưng hạch: Một số bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng toàn thân như sốt, đau họng, sưng hạch cổ, đặc biệt là trong đợt bùng phát đầu tiên.
  • Chảy nước dãi ở trẻ em: Trẻ nhỏ bị mụn rộp sinh dục trên môi có thể xuất hiện triệu chứng chảy nước dãi do khó chịu và đau rát trong miệng.

Cách điều trị bệnh mụn rộp sinh dục trên môi

mụn rộp sinh dục trên môi

Cách điều trị bệnh mụn rộp sinh dục trên môi

Mụn rộp sinh dục trên môi là một bệnh do virus gây ra và hiện chưa có cách điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, các phương pháp dưới đây có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, ngăn chặn sự bùng phát và giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn. Cụ thể như sau:

1. Sử dụng thuốc dạng mỡ và kem bôi

Một trong những phương pháp phổ biến và hiệu quả để giảm đau và tăng cường quá trình lành bệnh là dùng các thuốc mỡ kháng virus như Penciclovir (Denavir). Đây là một trong những sự lựa chọn thường được bác sĩ khuyên dùng. Loại thuốc này hoạt động tốt nhất khi được bôi ngay khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh, chẳng hạn như cảm giác ngứa rát hay mụn nước nhỏ.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng Docosanol (Abreva) – một loại kem không cần kê đơn. Nó có khả năng làm giảm nhanh chóng các triệu chứng khó chịu của bệnh mụn rộp sinh dục trên môi.

Việc nắm bắt rõ mụn rộp sinh dục thường mọc ở đâu sẽ giúp người bệnh có thể đưa ra phương án điều trị bệnh một cách hiệu quả.

2. Thuốc kháng virus đường uống

Trong trường hợp bệnh mụn rộp sinh dục trên môi nghiêm trọng hơn hoặc tái phát thường xuyên, bác sĩ có thể kê thuốc kháng virus đường uống như Acyclovir (Zovirax), Valacyclovir (Valtrex) hoặc Famciclovir (Famvir). Những loại thuốc này giúp ức chế sự nhân lên của virus, từ đó kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn sự bùng phát.

Đặc biệt, đối với những bệnh nhân có nguy cơ biến chứng hoặc gặp tình trạng tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể chỉ định dùng liều cao hơn hoặc kéo dài thời gian điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất.

Tìm đọc các thông tin cùng chủ đề tại: https://dakhoanamdinh.com.vn/mun-rop-sinh-duc/

3. Các phương pháp điều trị bệnh mụn rộp sinh dục trên môi tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc, bạn cũng có thể kết hợp một số biện pháp điều trị tại nhà để giảm nhẹ triệu chứng:

  • Chườm lạnh: Dùng đá bọc trong vải và áp lên vùng bị tổn thương, thực hiện 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 20 phút. Lưu ý không đặt đá trực tiếp lên da
  • Sử dụng thuốc: Sử dụng các loại thuốc không kê đơn như Ibuprofen hoặc Acetaminophen có thể giúp hạ sốt và giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, cần tránh dùng Aspirin cho trẻ em vì có nguy cơ gây hội chứng Reye’s.
  • Lưu ý chế độ ăn uống: Tránh tiêu thụ các thực phẩm có vị chua như chanh, cam, quýt vì chúng có thể kích thích các vết loét, gây đau đớn hơn. Thay vào đó, bạn nên uống nước lọc và các loại nước trái cây không chua để duy trì độ ẩm cho cơ thể.
  • Nước súc miệng chứa baking soda: Nước súc miệng tự chế này có khả năng làm dịu các cơn đau do vết loét trong miệng gây ra, giúp giảm cảm giác khó chịu.
  • Dùng lô hội: Gel lô hội hoặc son dưỡng môi chứa lô hội có đặc tính làm mát và chống viêm, giúp làm giảm tình trạng sưng tấy và khó chịu do mụn rộp gây ra.

Trong bài viết trên đây chúng tôi vừa chia sẻ đến các bạn những thông tin về mụn rộp sinh dục trên môi. Hy vọng những thông tin mà các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Nam Định vừa cung cấp sẽ phần nào giúp người bệnh có thể hiểu hơn về tình trạng bệnh lý này. Nếu có thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn.

Thông tin liên hệ:

Phòng Khám Đa Khoa Nam Định