Bị nấm âm đạo điều trị như thế nào cho đúng cách?
Bạn đang ngứa rát vùng kín, khí hư vón cục như bã đậu, có mùi lạ và khó chịu? Đó có thể là dấu hiệu của nhiễm nấm âm đạo. Nhưng nấm âm đạo điều trị như thế nào để khỏi dứt điểm và không tái phát? Nếu chủ quan hoặc tự ý dùng thuốc, bạn có thể khiến bệnh kéo dài, trở thành mãn tính. Cùng tìm hiểu ngay cách xử lý đúng và hiệu quả!
Bị nấm âm đạo điều trị như thế nào?
Nhiều chị em lo lắng không biết nấm âm đạo điều trị như thế nào để đạt hiệu quả cao
Khi phụ nữ nhiễm nấm âm đạo, việc tự khỏi là điều gần như không thể nếu không có sự hỗ trợ từ các loại thuốc đặc hiệu. Tuy nhiên, việc tự ý mua và sử dụng thuốc mà không có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa có thể khiến tình trạng bệnh trở nên phức tạp hơn, thậm chí làm tăng nguy cơ kháng thuốc, khiến quá trình điều trị về sau kéo dài và kém hiệu quả.
Do đó, để kiểm soát và điều trị triệt để bệnh nấm âm đạo, chị em nên chủ động đến cơ sở y tế uy tín ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường. Việc thăm khám sớm không chỉ giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh mà còn phòng ngừa nguy cơ bệnh tái phát nhiều lần hoặc chuyển sang giai đoạn mãn tính khó kiểm soát.
Đáng lưu ý, điều trị nấm âm đạo không chỉ dừng lại ở người vợ mà cần phối hợp điều trị đồng thời cho cả người chồng. Trong quá trình quan hệ tình dục, nấm có thể khu trú tại bao quy đầu mà không gây triệu chứng rõ ràng, trở thành nguồn lây ngược khiến tình trạng viêm nhiễm tái đi tái lại dù người vợ đã tuân thủ đầy đủ phác đồ điều trị.
Phác đồ điều trị mà bác sĩ chỉ định trong điều trị bệnh nấm âm đạo thường bao gồm thuốc kháng nấm dạng đặt, dạng bôi hoặc thuốc uống, cụ thể là:
- Econazole 150mg: Econazole 150mg là thuốc dùng để đặt âm đạo, mỗi ngày một viên, trong vòng 3 ngày.
- Clotrimazole 100mg: Đây cũng là dạng thuốc đặt âm đạo. Tùy vào mức độ bệnh, chị em có thể được chỉ định đặt liên tục mỗi đêm trong 7 ngày hoặc chỉ dùng một lần duy nhất.
- Fluconazole 150mg: Fluconazole 150mg là dạng viên uống, có thể dùng một liều duy nhất hoặc uống 2 viên mỗi ngày liên tục từ 3 đến 5 ngày.
- Gentian 0,5%: Gentian 0,5% là dạng thuốc bôi tại chỗ giúp kiểm soát triệu chứng tại vùng viêm nhiễm.
Một điểm cần đặc biệt lưu ý là hầu hết các loại thuốc kháng nấm kể trên không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ đang trong ba tháng đầu của thai kỳ do nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Việc lựa chọn thuốc phù hợp trong giai đoạn này cần được cân nhắc kỹ lưỡng dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa.
Cách phòng tránh bệnh nấm âm đạo hiệu quả
Nấm âm đạo do Candida không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chị em. Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa bệnh nấm âm đạo hiệu quả được khuyến nghị bởi các chuyên gia y tế:
1. Vệ sinh vùng kín đúng cách, tránh các sản phẩm gây kích ứng
Vệ sinh vùng kín thường xuyên sẽ giúp duy trì sự sạch sẽ và cân bằng môi trường âm đạo. Tuy nhiên, chị em cần lựa chọn các sản phẩm dịu nhẹ, tránh dùng xà phòng, sữa tắm hoặc chất khử mùi chứa hóa chất mạnh dễ gây kích ứng và làm mất cân bằng pH tự nhiên. Bên cạnh đó, việc thụt rửa âm đạo thường xuyên không những không cần thiết mà còn có thể tiêu diệt những vi khuẩn có lợi, khiến môi trường âm đạo mất cân bằng và tạo điều kiện cho nấm phát triển.
2. Chọn trang phục phù hợp, giữ cho vùng kín luôn khô ráo, thông thoáng
Môi trường ẩm ướt, thiếu thông thoáng là điều kiện lý tưởng cho nấm âm đạo phát triển. Do đó, chị em nên tránh mặc quần hoặc quần lót quá chật, đồng thời chú ý thay và giặt sạch đồ lót thường xuyên. Việc phơi quần áo ở nơi có ánh nắng mặt trời giúp diệt khuẩn và nấm hiệu quả, góp phần duy trì môi trường sạch sẽ, giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm và mắc bệnh nấm âm đạo.
3. Điều chỉnh chế độ ăn uống với người mắc tiểu đường
Ở những bệnh nhân tiểu đường, lượng đường huyết cao là nguyên nhân tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển mạnh mẽ trong âm đạo. Việc hạn chế tiêu thụ thức ăn chứa nhiều tinh bột và đường tinh luyện là cách quan trọng giúp ổn định lượng đường trong máu và giảm thiểu nguy cơ nhiễm nấm. Đồng thời, một chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp kiểm soát bệnh lý nền mà còn giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, hỗ trợ chống lại các tác nhân gây bệnh viêm phụ khoa.
4. Bổ sung dinh dưỡng để tăng cường miễn dịch
Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, vitamin (A, B, C, E) và khoáng chất từ rau xanh, trái cây tươi, các loại ngũ cốc sẽ giúp cơ thể nâng cao khả năng miễn dịch. Ngoài ra, việc sử dụng sữa chua chứa probiotic đều đặn cũng hỗ trợ hình thành một môi trường âm đạo khỏe mạnh, tăng cường lợi khuẩn và kìm hãm sự phát triển quá mức của nấm Candida. Chị em cần hạn chế tiêu thụ thức ăn nhiều chất béo bão hòa, bởi chúng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể.
5. Hạn chế dùng thuốc kháng sinh, corticosteroid và các thuốc có khả năng ức chế hệ miễn dịch
Thuốc kháng sinh, corticosteroid và một số thuốc có tác dụng ức chế hệ miễn dịch khác nếu sử dụng không đúng liều lượng và kéo dài có thể phá vỡ sự cân bằng vi sinh vật trong cơ thể, khiến nấm Candida có cơ hội phát triển mạnh và gây bệnh. Để phòng ngừa nấm âm đạo, người bệnh cần tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, tránh tự ý sử dụng hoặc kéo dài liệu trình không cần thiết, từ đó giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh và sự ổn định trong môi trường âm đạo.
Mong rằng qua những chia sẻ trên của các bác sĩ đến từ Phòng Khám Đa Khoa Nam Định đã phần nào giúp các bạn có thể giải đáp thắc mắc nấm âm đạo điều trị như thế nào? Nếu các bạn cần thêm thông tin gì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.