Vì sao bị nấm trắng ở vùng kín? Những nguyên nhân bạn cần biết
Nấm trắng ở vùng kín không chỉ là một trong những bệnh lý phụ khoa thường gặp ở phụ nữ, bệnh có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống nếu không được nhận biết và điều trị kịp thời. Hiểu được nguyên nhân gây nấm trắng vùng kín là bước quan trọng để ngăn ngừa hiệu quả tình trạng này.
Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng đi phân tích từng nguyên nhân phổ biến gây ra căn bệnh này nhé!
Tổng hợp các nguyên nhân gây ra nấm trắng ở vùng kín phụ nữ
Nhiễm nấm trắng ở vùng kín có thể do rối loạn nột tiết tố nữ gây ra
Mặc dù phần lớn các trường hợp bị nấm trắng ở vùng kín đều do nấm Candida albicans gây ra nhưng nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của loại nấm này lại rất đa dạng, cụ thể như sau:
1. Mặc quần lót chật, ẩm ướt, không thay quần lót thường xuyên và vệ sinh vùng kín không đúng cách
Những thói quen tưởng chừng như vô hại trong việc chăm sóc vùng kín lại có thể làm thay đổi môi trường âm đạo, gây mất cân bằng hệ vi sinh và tạo điều kiện cho nấm phát triển. Việc sử dụng quần lót chật, không thoáng khí hoặc bị ẩm ướt, không thay quần lót thường xuyên cũng có thể khiến vùng kín luôn trong trạng thái ẩm ướt – điều kiện lý tưởng cho nấm Candida sinh sôi.
Ngoài ra, việc sử dụng dung dịch vệ sinh có hương liệu mạnh, rửa vùng kín quá nhiều lần trong ngày hoặc không thay băng vệ sinh thường xuyên trong kỳ kinh cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Candida phát triển và gây ra bệnh nấm trắng ở vùng kín.
2. Rối loạn nội tiết tố nữ
Sự mất cân bằng nội tiết, đặc biệt là sự suy giảm hormone estrogen, là yếu tố làm mất cân bằng môi trường âm đạo. Vì Estrogen đóng vai trò duy trì độ dày và độ ẩm của niêm mạc âm đạo, đồng thời giúp kiểm soát môi trường pH. Khi hormone này suy giảm – như trong thời kỳ mãn kinh, sau sinh hoặc khi sử dụng thuốc nội tiết – môi trường âm đạo trở nên khô hơn, dễ kích ứng và thiếu sự bảo vệ tự nhiên, khiến nấm Candida dễ sinh sôi, phát triển và gây bệnh.
Những phụ nữ mắc bệnh lý như tiểu đường hoặc béo phì cũng thường có rối loạn nội tiết, làm tăng nguy cơ nhiễm nấm trắng vùng kín.
3. Quan hệ tình dục không an toàn
Quan hệ tình dục không an toàn cũng góp phần làm gia tăng nguy cơ nhiễm nấm trắng ở vùng kín. Việc tiếp xúc thân mật với bạn tình đang bị nhiễm nấm là yếu tố lây truyền đáng chú ý nhưng thường bị người bệnh bỏ qua. Ngoài ra, việc sử dụng bao cao su không phù hợp với cơ địa, ví dụ như chất liệu gây dị ứng có thể gây kích ứng niêm mạc âm đạo, tạo điều kiện cho nấm phát triển.
4. Mất cân bằng hệ vi khuẩn tự nhiên trong âm đạo
Âm đạo có một hệ vi sinh vật cân bằng tự nhiên, trong đó vi khuẩn có lợi giữ vai trò kiểm soát sự phát triển của các vi sinh vật gây hại. Khi hệ vi khuẩn này bị phá vỡ do nhiều nguyên nhân khác nhau, nấm Candida có thể phát triển quá mức và dẫn đến viêm nhiễm. Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất trong đa số các ca nhiễm nấm trắng vùng kín.
5. Dùng thuốc kháng sinh kéo dài
Kháng sinh phổ rộng không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh mà còn làm suy giảm nghiêm trọng hệ vi khuẩn có lợi sống tại âm đạo. Khi “hàng rào bảo vệ” này bị phá vỡ, nấm Candida có thể tận dụng cơ hội để nhân lên và gây viêm nhiễm. Việc sử dụng kháng sinh kéo dài hoặc không đúng chỉ định của bác sĩ là một trong những yếu tố nguy cơ đáng báo động. Do đó, chị em phụ nữ cần thận trọng khi sử dụng kháng sinh, đặc biệt là trong thời gian dài hoặc lặp đi lặp lại.
6. Tăng đường huyết và bệnh lý chuyển hóa
Lượng đường trong máu cao, thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường không kiểm soát tốt, có thể thúc đẩy sự phát triển của nấm Candida. Đường huyết cao làm suy giảm hệ miễn dịch cục bộ, khiến âm đạo dễ bị tổn thương và tạo điều kiện cho nấm phát triển, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm kéo dài. Điều này lý giải vì sao phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ tái phát viêm nấm âm đạo cao hơn so với người bình thường.
7. Hệ miễn dịch suy yếu
Một hệ miễn dịch khỏe mạnh có vai trò thiết yếu trong việc kiểm soát sự phát triển của nấm Candida. Khi hệ miễn dịch bị suy yếu như ở bệnh nhân HIV, người đang hóa trị hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, nguy cơ nhiễm nấm trắng vùng kín sẽ tăng lên rõ rệt. Có thể nói khi hệ miễn dịch của cơ thể bị yếu đi sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nấm Candida phát triển mạnh mẽ, dẫn đến bị bệnh nấm trắng vùng kín kéo dài hoặc tái phát thường xuyên.
8. Tiếp xúc với nấm từ người khác
Nấm Candida có thể tồn tại trên da, niêm mạc hoặc các bề mặt dùng chung và dễ dàng lây lan qua tiếp xúc trực tiếp. Việc mặc chung đồ lót, dùng chung khăn tắm hoặc không đảm bảo vệ sinh cá nhân sau khi tiếp xúc với người đang bị nhiễm là những nguy cơ tiềm ẩn. Dù hình thức lây truyền này không phổ biến như qua đường quan hệ tình dục nhưng vẫn cần được cảnh giác, đặc biệt là trong môi trường sinh hoạt tập thể hoặc khi chăm sóc người bệnh.
Khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ nhiễm nấm trắng ở vùng kín, bạn cần đi thăm khám ngay
Khi mắc phải nấm trắng vùng kín, chị em khó có thể tự khỏi hoàn toàn nếu không sử dụng thuốc điều trị. Tuy nhiên, việc tự ý mua thuốc mà không có sự chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc, khiến việc chữa trị trở nên phức tạp và kéo dài hơn. Chính vì vậy, khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ nhiễm nấm trắng ở vùng kín, việc thăm khám kịp thời tại các cơ sở y tế uy tín là vô cùng cần thiết. Qua đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, giúp ngăn ngừa tái phát nhiều lần cũng như tránh chuyển biến thành tình trạng mãn tính khó chữa.
Không chỉ dừng lại ở việc điều trị cho nữ giới, để loại bỏ hoàn toàn nấm trắng và ngăn ngừa tái phát, cần tiến hành điều trị song song cho cả bạn tình hoặc người chồng. Trong quá trình quan hệ tình dục, nấm Candida có thể lưu lại trên bao quy đầu của nam giới mà không gây triệu chứng rõ ràng, từ đó trở thành nguồn lây ngược lại cho chị em ngay cả sau khi đã điều trị khỏi. Vì vậy, nếu không đồng thời điều trị cho cả hai, khả năng tái nhiễm bệnh là rất cao, đặc biệt là các bệnh viêm phụ khoa.
Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ, chị em cũng nên chú ý đến các biện pháp chăm sóc vùng kín đúng cách trong thời gian bị nhiễm nấm. Cụ thể, cần giữ cho vùng kín luôn khô thoáng, tránh mặc quần lót bó sát hoặc làm từ chất liệu không thấm hút. Ưu tiên sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, không chứa hương liệu và có độ pH cân bằng.
Ngoài ra, bạn cũng cần kiêng quan hệ tình dục cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn, đồng thời tăng cường sức đề kháng bằng cách ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý và kiểm soát tốt lượng đường huyết nếu có bệnh lý nền như tiểu đường. Những biện pháp này không chỉ hỗ trợ điều trị hiệu quả mà còn giúp phòng ngừa tái phát về lâu dài.
Qua bài viết trên, chúng tôi mong rằng các bạn đã có thể hiểu rõ hơn về những nguyên nhân gây ra nấm trắng ở vùng kín. Nếu cần thêm thông tin hoặc lời khuyên, Hãy liên hệ ngay cho Phòng khám Đa Khoa Nam Định để được hỗ trợ nhé!