10 nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt phổ biến ở chị em
Khi chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn có thể là lời cảnh báo của cơ thể về những thay đổi bất thường hoặc các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Vậy những nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt là gì? Từ sự thay đổi nội tiết tố, căng thẳng tâm lý đến các bệnh lý, tất cả đều có thể là yếu tố gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt, giúp bạn nhận diện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời, bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Các nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt chủ đạo
Có khá nhiều nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt mà chị em không lường trước được
Rối loạn kinh nguyệt là một vấn đề khá phổ biến mà nhiều phụ nữ gặp phải trong suốt cuộc đời của mình. Các nguyên nhân gây ra tình trạng này rất đa dạng và có thể xuất phát từ nhiều yếu tố. Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt mà bạn cần lưu ý:
1. Mất cân bằng nội tiết tố
Mất cân bằng nội tiết tố là nguyên nhân hàng đầu gây ra rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Trong suốt cuộc đời, người phụ nữ phải trải qua nhiều giai đoạn quan trọng như dậy thì, mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh và mãn kinh. Mỗi giai đoạn này đều có sự thay đổi lớn về mức độ hoóc môn, đặc biệt là estrogen và progesterone. Sự thay đổi này có thể làm chu kỳ kinh nguyệt không đều. Đây là một hiện tượng bình thường nhưng nếu không được theo dõi và can thiệp kịp thời, tình trạng này có thể kéo dài và gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe sinh sản.
2. Tăng hoặc giảm cân đột ngột
Việc tăng hoặc giảm cân đột ngột có thể ảnh hưởng lớn đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Cân nặng thay đổi có thể làm thay đổi mức độ hoóc môn trong cơ thể, từ đó gây ra sự nhiễu loạn trong quá trình rụng trứng và hành kinh. Phụ nữ khi giảm cân quá nhanh hoặc quá nhiều thường gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều. Ngược lại, khi tăng cân nhanh chóng, đặc biệt là do tích tụ mỡ, cũng có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
3. Rối loạn ăn uống
Chế độ ăn uống không lành mạnh hoặc các rối loạn ăn uống như chán ăn tâm thần hay ăn vô độ có thể gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều. Khi cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng hoặc thiếu một số vi chất quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng trao đổi chất và sản sinh hoóc môn. Điều này có thể làm chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn hoặc thậm chí là mất kinh. Vì vậy, những phụ nữ có chế độ ăn uống thiếu cân bằng thường phải đối mặt với các vấn đề về kinh nguyệt.
Dành cho những ai quan tâm:
4. Tập thể dục quá mức
Mặc dù việc tập thể dục đều đặn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng khi tập thể dục quá mức, đặc biệt là ở các vận động viên thể thao, nó có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt. Tập luyện quá nhiều làm thay đổi các hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể và hệ quả là chu kỳ kinh nguyệt có thể bị gián đoạn. Đây là lý do vì sao một số vận động viên nữ, đặc biệt là những người có cường độ luyện tập cao, thường gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
5. Căng thẳng
Căng thẳng và stress có thể là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến sức khỏe của phụ nữ, đặc biệt là về mặt nội tiết. Khi cơ thể chịu áp lực, tuyến thượng thận sẽ sản xuất hoóc môn cortisol, có thể làm rối loạn sự cân bằng của các hoóc môn sinh dục nữ như estrogen và progesterone. Điều này làm cho chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi, thường xuyên gặp tình trạng trễ kinh hoặc mất kinh.
Căng thẳng và stress có thể là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt
6. Cho con bú
Việc cho con bú có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ, từ đó làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Chất prolactin, được tiết ra trong quá trình cho con bú, có thể làm giảm tần suất rụng trứng và khiến cho chu kỳ kinh nguyệt trở nên chậm hơn hoặc không đều. Và phải mất một thời gian sau khi cai sữa, chu kỳ kinh nguyệt của chị em mới trở lại bình thường.
7. Dậy thì
Khi các cô gái mới bắt đầu có kinh nguyệt, chu kỳ của họ thường không đều do nội tiết tố trong cơ thể chưa ổn định. Quá trình hình thành và điều tiết các hoóc môn này cần thời gian, vì vậy trong 2-3 năm đầu tiên, các cô gái có thể gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều. Đây là một giai đoạn sinh lý bình thường và không cần quá lo lắng nhưng nếu tình trạng này kéo dài hoặc có biểu hiện bất thường, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
8. Trước khi mãn kinh
Ở giai đoạn tiền mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể bị rối loạn. Mức độ hoóc môn nữ trong cơ thể bắt đầu giảm dần, khiến cho chu kỳ kinh nguyệt trở nên không đều. Đây là một dấu hiệu tự nhiên của quá trình lão hóa và chuyển sang giai đoạn mãn kinh.
Tìm đọc các thông tin cùng chủ đề tại: https://dakhoanamdinh.com.vn/roi-loan-kinh-nguyet/
9. Rối loạn tuyến giáp
Tuyến giáp có vai trò quan trọng trong việc điều tiết các chức năng chuyển hóa của cơ thể. Hoóc môn tuyến giáp không ổn định sẽ tác động đến tốc độ trao đổi chất và làm rối loạn quá trình rụng trứng. Điều này dẫn đến kinh nguyệt không đều và các vấn đề về sức khỏe khác.
10. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Hội chứng buồng trứng đa nang là một bệnh lý thường gặp ở khoảng 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Đây là bệnh lý gây ảnh hưởng đến sự rụng trứng, khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh. Ngoài ra, phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa còn có thể gặp phải các triệu chứng khác như tăng cân, rậm lông, mụn trứng cá,…
Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt rất đa dạng và có thể xuất phát từ những thay đổi sinh lý tự nhiên hoặc các yếu tố ngoại cảnh. Nếu bạn gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều kéo dài, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp điều trị thích hợp. Đừng ngần ngại liên hệ với Phòng Khám Đa Khoa Nam Định nếu bạn cần thêm thông tin.