Hướng dẫn xử lý tình trạng polyp hậu môn sa ra ngoài đúng cách

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đinh Quang Tiến

Polyp hậu môn là một tình trạng phổ biến nhưng thường bị bỏ qua cho đến khi chúng sa ra ngoài, gây đau đớn, chảy máu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Khi polyp hậu môn sa ra ngoài, người bệnh không chỉ đối mặt với cảm giác khó chịu mà còn có nguy cơ gặp phải biến chứng nếu không được xử lý đúng cách. Vậy đâu là những biện pháp an toàn và hiệu quả để khắc phục tình trạng này?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết từ góc độ y khoa, giúp bạn hiểu rõ cách xử lý bệnh polyp hậu môn sa ra ngoài một cách khoa học và an toàn nhất.

Cách xử lý khi polyp hậu môn sa ra ngoài hậu môn

polyp hậu môn sa ra ngoài

Việc xử lý polyp hậu môn sa ra ngoài càng sớm sẽ giúp hạn chế tình trạng lây nhiểm cho người bệnh

Bệnh polyp hậu môn là những khối u nhỏ hình thành bên trong ống hậu môn hoặc trực tràng, có thể phát triển thành kích thước lớn và trong một số trường hợp, chúng bị đẩy ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện. Khi điều này xảy ra, việc xử lý đúng cách là rất quan trọng để tránh tổn thương, viêm nhiễm hay biến chứng. Dưới đây là các biện pháp xử lý hiệu quả khi polyp hậu môn sa ra ngoài mà bạn nên biết:

1. Không cố đẩy polyp vào trong

Nhiều người khi thấy polyp sa ra ngoài có xu hướng dùng tay đẩy nó vào lại trong hậu môn, tuy nhiên, điều này có thể gây tổn thương mô, chảy máu hoặc thậm chí làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nếu chưa rõ nguyên nhân hoặc polyp đã sa hoàn toàn, tuyệt đối không nên tác động mạnh vào khu vực này. Việc cố đẩy polyp vào có thể làm niêm mạc bị trầy xước, gây viêm loét,…

Thay vào đó, hãy giữ vùng hậu môn sạch sẽ và theo dõi các triệu chứng bất thường và thăm khám bác sĩ ngay để được hướng dẫn xử lý phù hợp.

2. Vệ sinh hậu môn nhẹ nhàng

Sau khi đi vệ sinh, việc làm sạch hậu môn đúng cách rất quan trọng để giảm nguy cơ viêm nhiễm. Bạn nên sử dụng nước sạch hoặc nước muối sinh lý để rửa sạch khu vực hậu môn, giúp loại bỏ vi khuẩn mà không gây kích ứng thêm. Tránh dùng giấy vệ sinh hoặc khăn mềm, sạch để thấm nhẹ vùng hậu môn, tránh chà xát mạnh vì có thể khiến niêm mạc bị tổn thương.

3. Tránh rặn mạnh khi đại tiện

Rặn mạnh khi đi đại tiện có thể làm tăng áp lực lên vùng hậu môn, khiến polyp dễ bị sa ra ngoài hoặc làm tổn thương niêm mạc trực tràng. Nếu bạn bị táo bón, hãy ưu tiên sử dụng thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, khoai lang, cà rốt, các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám...để làm mềm phân và giảm áp lực khi đi vệ sinh. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc nhuận tràng nhẹ nếu cần thiết. Thói quen đại tiện đúng giờ, không nhịn đi vệ sinh quá lâu và không sử dụng sức rặn quá mức sẽ giúp bảo vệ hậu môn và hạn chế nguy cơ polyp bị đẩy ra ngoài.

Dành cho những ai quan tâm:

cắt polyp hậu môn bao nhiêu tiền

cắt polyp hậu môn bao lâu thì khỏi

4. Đi khám bác sĩ ngay nếu có dấu hiệu bất thường

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa hoặc hậu môn – trực tràng để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Tại cơ sở y tế, các bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện các phương pháp chẩn đoán và điều trị phù hợp, kịp thời, giúp bạn tránh được các biến chứng nguy hiểm và bảo vệ sức khỏe lâu dài.

polyp hậu môn sa ra ngoài

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay

5. Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt để hỗ trợ điều trị

Một lối sống lành mạnh không chỉ giúp phòng ngừa táo bón mà còn hạn chế nguy cơ tái phát polyp hậu môn. Chính vì vậy, người bên cũng nên điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt để hỗ trợ điều trị:

  • Ăn nhiều chất xơ: Tăng cường rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc,…giúp phân mềm hơn và dễ dàng đào thải ra ngoài.
  • Uống đủ nước: Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, ngăn ngừa tình trạng  táo bón.
  • Hạn chế rượu bia và thực phẩm chế biến sẵn: Đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên rán và đồ uống có cồn có thể làm tăng nguy cơ phát triển polyp và gây kích thích đường ruột. Vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm này và các loại đồ uống có cồn.
  • Tập thể dục thường xuyên: Các hoạt động như đi bộ, yoga, bơi lội giúp kích thích nhu động ruột, giảm áp lực lên hậu môn và ngăn ngừa tình trạng sa polyp khi đi đại tiện.

Trong bài viết trên, các bác sĩ chuyên khoa nam học tại Phòng Khám Đa Khoa Nam Định đã cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến cách xử lý khi polyp hậu môn sa ra ngoài hậu môn. Nếu bạn còn có bất kỳ câu hỏi nào xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Tìm đọc các thông tin cùng chủ đề tại: https://dakhoanamdinh.com.vn/polyp-hau-mon/