Hiện tượng ra máu vùng kín nhưng không đau do đâu?
Một trong những vấn đề phụ khoa thường gặp nhưng ít được nói đến là hiện tượng chảy máu vùng kín mà không kèm theo cảm giác đau đớn. Dù có thể xuất phát từ những nguyên nhân sinh lý bình thường, hiện tượng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý phụ khoa mà chị em nên cảnh giác. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ra máu vùng kín nhưng không đau.
Nguyên nhân gây ra máu vùng kín nhưng không đau
Ra máu vùng kín nhưng không đau là bệnh gì?
Hiện tượng ra máu vùng kín nhưng không đau có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả yếu tố sinh lý hoặc các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này:
- Tác dụng phụ của thuốc tránh thai: Việc sử dụng thuốc tránh thai có thể gây ra tình trạng ra máu vùng kín nhưng không đau. Tuy nhiên, lượng máu thường ít và hiện tượng này sẽ tự hết sau vài ngày.
- Sử dụng vòng tránh thai: Vòng tránh thai đặt trong tử cung đôi khi cũng gây ra chảy máu nhẹ ở vùng kín mà không kèm theo đau, nhất là khi vòng bị đặt lệch.
- Vệ sinh vùng kín sai cách: Thói quen thụt rửa quá sâu vào âm đạo có thể gây tổn thương niêm mạc, dẫn đến ra máu vùng kín nhưng không gây cảm giác đau.
- Quan hệ tình dục mạnh bạo hoặc dùng đồ chơi tình dục không đúng cách: Khi bạn quan hệ tình dục mạnh bạo hoặc dùng đồ chơi tình dục không đúng cách cũng có thể khiến niêm mạc âm đạo bị tổn thương và gây ra hiện tượng ra máu vùng kín nhưng không đau ở nữ giới.
- Rối loạn nội tiết tố: Mất cân bằng giữa estrogen và progesterone cũng là nguyên nhân dẫn đến ra máu vùng kín bất thường và không kèm cảm giác đau.
- Thuốc chống đông máu: Việc sử dụng thuốc chống đông có thể làm giảm khả năng đông máu, dẫn đến hiện tượng ra máu vùng kín nhưng không đau.
- Viêm âm đạo: Đây là một trong những bệnh lý phụ khoa thường gặp có thể gây tình trạng ra máu vùng kín nhưng không đau, bệnh có thể do nhiễm vi khuẩn, nấm Candida hoặc trùng roi Trichomonas gây ra. Triệu chứng thường đi kèm bao gồm ra khí hư bất thường, đau khi quan hệ tình dục, có mùi hôi ở vùng kín….
- Bệnh lý cổ tử cung: Các bệnh như viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, polyp cổ tử cung,....có thể gây tình trạng ra máu vùng kín nhưng không đau kèm theo những triệu chứng đặc trưng như khí hư có mùi khó chịu, rối loạn kinh nguyệt, cảm giác đau nhức vùng bụng dưới.
- Bệnh lý ở tử cung: Những bệnh lý phụ khoa ở tử cung như: polyp tử cung, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung,.....cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu mà không đau. Một số triệu chứng của các bệnh lý này có thể dễ nhầm lẫn với các vấn đề phụ khoa khác nên thường rất dễ bị bỏ qua.
- Các bệnh lý khác: Một số bệnh lý khác như: hội chứng buồng trứng đa nang, rối loạn tuyến giáp hoặc tuyến yên, xơ gan, đái tháo đường, lupus ban đỏ, rối loạn đông máu… cũng có thể tác nhân dẫn đến tình trạng ra máu vùng kín nhưng không đau.
- Thai ngoài tử cung: Khi phôi thai làm tổ ngoài tử cung, máu chảy có màu nâu hoặc màu đen, kèm theo đau vùng chậu và tình trạng này có thể trở nên nguy hiểm nếu túi thai bị vỡ.
- Mang thai, sảy thai hoặc dọa sảy thai: Phụ nữ mang thai có thể gặp hiện tượng chảy máu âm đạo mà không đau hoặc kèm theo đau âm ỉ ở bụng dưới. Nếu bị sảy thai hoặc dọa sảy thai cũng có thể khiến chị em bị ra máu vùng kín.
- Hậu sản: Sau khi sinh, sản dịch là hiện tượng chảy máu kéo dài từ 3-4 tuần nhưng thường không gây đau. Sản dịch sẽ giảm dần và tự ngưng sau một khoảng thời gian tùy thuộc vào từng cơ địa.
Một số nguyên nhân khác: Bên cạnh những tác nhân kể trên thì hiện tượng ra máu vùng kín nhưng không đau ở nữ giới có thể là do một số nguyên nhân khác như: Dừng hoặc thay đổi thuốc tránh thai hay liệu pháp hormone ở những phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh, để quên tampon trong âm đạo, có dị vật trong âm đạo, stress, căng thẳng dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, do thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục,...Đây cũng là câu trả lời dành cho những ai thắc mắc bị chảy máu ở vùng kín là bị gì?
Cần làm gì khi gặp tình trạng ra máu vùng kín nhưng không đau?
Nếu chị em đang gặp phải tình trạng ra máu vùng kín nhưng không đau, đặc biệt gần kỳ kinh hoặc khi mới bắt đầu sử dụng thuốc tránh thai, thì đây là hiện tượng khá phổ biến và không có gì đáng lo ngại.
Ghi chép chu kỳ kinh nguyệt cũng như các dấu hiệu bất thường của bạn để theo dõi.
Tuy nhiên, nếu tình trạng ra máu vùng kín nhưng không đau kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng bất thường như đau dữ dội hay sốt, chị em hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để gặp bác sĩ. Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Từ đó, các bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định các phương pháp điều trị hoặc những loại thuốc phù hợp nhằm giải quyết vấn đề một cách hiệu quả và đảm bảo an toàn cho chị em.
Bên cạnh việc thăm khám và tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia thì khi gặp hiện tượng ra máu vùng kín nhưng không đau, nữ giới cũng có thể thực hiện các biện pháp sau đây để cải thiện tình hình. Cụ thể như sau:
- Đảm bảo ngủ đủ giấc, uống nhiều nước để cơ thể nhanh hồi phục
- Tập luyện thể dục với cường độ phù hợp, tránh tình trạng tập nặng quá sức.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý và khoa học, ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
- Ghi chép chu kỳ kinh nguyệt cũng như các dấu hiệu bất thường của bạn để theo dõi.
Khá nhiều chị em thắc mắc liệu ra máu đỏ tươi có phải mang thai không? Chuyên gia khuyến khích các mẹ nên đến các cơ sở y tế để tham khám sớm cũng như có hướng xử lý hiệu quả.
Trong trường hợp cảm thấy đau nhẹ, chị em hãy thử áp dụng một số phương pháp sau đây:
- Chườm ấm vùng bụng để giảm cơn đau.
- Nghỉ ngơi, nằm nghiêng và co đầu gối gần ngực để thư giãn cơ thể.
- Thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng khi có cảm giác đau.
- Massage nhẹ nhàng vùng đau để cải thiện lưu thông máu và giảm cảm giác khó chịu.
- Áp dụng các phương pháp thư giãn cơ thể, giảm căng thẳng.
- Dùng thuốc giảm đau như paracetamol nhưng tránh sử dụng aspirin.
Trong bài viết trên đây chúng tôi vừa chia sẻ đến các bạn những thông tin liên quan đến "ra máu vùng kín nhưng không đau là bệnh gì?". Hy vọng những thông tin mà các bác sĩ Đa Khoa Nam Định vừa cung cấp sẽ phần nào giúp người bệnh có thể hiểu hơn về tình trạng này để có thể đưa ra phương án điều trị phù hợp. Nếu có thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn.
Thông tin liên hệ:
Phòng Khám Đa Khoa Nam Định
- Địa chỉ: 181 Song Hào, Văn Miếu, TP. Nam Định, Nam Định
- Website: dakhoanamdinh.com.vn
- Điện thoại: (0228) 730 6888
Tìm đọc các thông tin cùng chủ đề tại: https://dakhoanamdinh.com.vn/roi-loan-kinh-nguyet/