Hiện tượng rong kinh là gì? Giải pháp khắc phục cho chị em

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đinh Quang Tiến

Rong kinh một bệnh lý nghe có vẻ đơn giản nhưng lại có thể kéo theo hàng loạt hệ lụy nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Vậy rong kinh là gì? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như cách xử lý khi bị rong kinh trong bài viết dưới đây nhé!

Hiện tượng rong kinh là gì?

rong kinh là gì

Nhiều chị em bị tình trạng rong kinh kéo dài

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở phụ nữ thường dao động trong khoảng từ 28 đến 32 ngày với thời gian hành kinh kéo dài khoảng 3 đến 5 ngày. Trong khoảng thời gian hành kinh này, chị em sẽ mất từ 50 - 80ml máu, chủ yếu là do lớp niêm mạc tử cung bong ra để chuẩn bị cho chu kỳ mới. Máu kinh nguyệt thông thường có màu đỏ sẫm chứa chất vụn tế bào niêm mạc tử cung và các vi khuẩn trong âm đạo.

Rong kinh là một hiện tượng rối loạn kinh nguyệt khá phổ biến ở phụ nữ, tình trạng này được xác định khi lượng máu kinh vượt quá 80ml trong một chu kỳ hoặc khi thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày. Để nhận biết lượng máu kinh ra nhiều hay ít, chị em có thể quan sát tần suất và số lượng băng vệ sinh sử dụng. Nếu mỗi lần thay phải dùng đến hai băng vệ sinh cùng lúc hoặc cần thay băng liên tục mỗi giờ, điều này cho thấy lượng máu đang ra quá nhiều so với bình thường và bạn đang bị rong kinh.

Thêm một triệu chứng để nhận biết bệnh rong kinh đó là kinh nguyệt ra ồ ạt vào ban đêm, máu kinh đông thành cục lớn. Những đặc điểm này không chỉ gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh mà còn làm tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng kín nếu không được vệ sinh đúng cách.

Khi cơ thể mất quá nhiều máu trong thời gian dài, lượng hồng cầu và sắt trong máu sẽ suy giảm, dẫn đến tình trạng thiếu máu. Người bị rong kinh thường cảm thấy mệt mỏi, da xanh xao, hay thở dốc hoặc choáng váng, nhất là khi vận động mạnh. Đây là hậu quả rõ ràng nhất của việc mất máu kéo dài, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể và hiệu suất làm việc hằng ngày của chị em phụ nữ.

Nên làm gì khi bị rong kinh?

rong kinh là gì

Giải pháp khắc phục rong kinh hiệu quả đó là thăm khám bác sĩ

Không chỉ gây mệt mỏi, khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày, rong kinh kéo dài còn tiềm ẩn nguy cơ thiếu máu, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và chất lượng cuộc sống. Vậy khi đối mặt với tình trạng này, chị em cần làm gì để bảo vệ sức khỏe một cách hiệu quả?

Dưới đây là những việc mà bạn nên làm khi bị rong kinh:

1. Thăm khám với bác sĩ phụ khoa

Khi nhận thấy kinh nguyệt kéo dài bất thường hoặc lượng máu kinh ra nhiều hơn bình thường, nữ giới nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân. Thông thường, các bác sĩ sẽ kê các loại thuốc để điều trị rong kinh như: Orgametril,Tranexamic acid, Mefenamic acid, Levonorgestrel, Ethinyl estradiol,…Trong quá trình chữa bệnh, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ và không được tự ý thay đổi hoặc ngưng thuốc giữa chừng.

2. Điều chỉnh lối sống theo hướng khoa học

Trước hết, bạn nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh lao động nặng hoặc vận động mạnh trong những ngày hành kinh để hạn chế kích thích tử cung co bóp quá mức. Một tinh thần thư giãn, tránh lo âu và căng thẳng kéo dài cũng giúp điều hòa nội tiết, nhờ đó chu kỳ kinh nguyệt ổn định hơn. Đồng thời, việc ngủ đủ giấc và đúng giờ sẽ góp phần điều hòa đồng hồ sinh học - một yếu tố then chốt trong cân bằng nội tiết tố nữ.

3. Duy trì vệ sinh vùng kín đúng cách

Trong thời gian rong kinh, việc vệ sinh vùng kín cần được thực hiện đúng cách và đều đặn để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm do máu kinh tích tụ và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Chị em nên thay băng vệ sinh mỗi 3-4 giờ 1 lần, sử dụng dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp và tránh thụt rửa sâu bên trong âm đạo.

4. Bổ sung dinh dưỡng

Bạn nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, các loại ngũ cốc và những thực phẩm chứa sắt, axit folic và vitamin B12 để phòng ngừa và cải thiện tình trạng thiếu máu. Các loại cá biển hoặc cá giàu chất béo như cá hồi, cá mòi,…cũng được khuyến khích vì chúng giảm đau và giảm viêm.

5. Tránh các yếu tố kích thích

Cuối cùng, chị em cần hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, bia và các món ăn ăn cay nóng. Kiểm soát tốt thói quen ăn uống và sinh hoạt sẽ góp phần quan trọng trong việc ổn định nội tiết tố và cải thiện tình trạng rong kinh cũng như bảo vệ sức khỏe sinh sản lâu dài cho nữ giới.

Với những thông tin mà Phòng Khám Đa Khoa Nam Định vừa cung cấp ở phía trên, hy vọng rằng các bạn đã có thể hiểu rõ hơn về vấn đề rong kinh là gì? Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn rõ ràng và chi tiết hơn.