Sắp đến tháng bụng có to không? Nguyên nhân & giải pháp
“Sắp đến tháng bụng có to không?” là câu hỏi nhiều chị em đặt ra khi thấy cơ thể thay đổi nhẹ. Triệu chứng sắp đến kỳ kinh đôi khi rất giống với dấu hiệu mang thai sớm, khiến nhiều người hoang mang. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt rõ ràng các biểu hiện, từ đó chủ động theo dõi sức khỏe sinh sản và tránh lo lắng không cần thiết.
Thực hư sắp đến tháng bụng có to không?
Phần lớn phụ nữ đều nhận thấy bụng dưới của mình có xu hướng trở nên to hơn trong những ngày sắp đến chu kỳ kinh nguyệt và khi hành kinh. Đây là biểu hiện sinh lý thường gặp và thường sẽ tự động biến mất sau khi chu kỳ kết thúc.
Theo các chuyên gia tại Phòng Khám Đa Khoa Nam Định thì có nhiều nguyên nhân khiến vùng bụng của chị em to hơn trong những ngày “đèn đỏ” như:
1. Thay đổi lượng hormone
Trước kỳ kinh, nồng độ hormone estrogen và progesterone trong cơ thể nữ giới tăng cao đột ngột, khiến cơ thể giữ nước nhiều hơn bình thường. Điều này khiến nữ giới cảm thấy bụng chướng và căng tức dù khẩu phần ăn không hề thay đổi. Khi kỳ kinh bắt đầu, nồng độ hai hormone này lại giảm mạnh, đồng thời tử cung bị bong tróc lớp niêm mạc và bắt đầu chảy máu kinh.
Đồng thời, sự biến động nội tiết này tiếp tục khiến cơ thể giữ muối và nước, làm các tế bào phình to hơn bình thường. Đây chính là lý do khiến bụng của phụ nữ bị chướng và to hơn bình thường, đặc biệt trong những ngày đầu chu kỳ. Tuy nhiên, tình trạng này thường sẽ thuyên giảm dần về cuối kỳ kinh nguyệt.
2. Hoạt động co bóp của tử cung
Vào thời điểm cận kề kỳ kinh và trong suốt những ngày hành kinh, tử cung của nữ giới sẽ co bóp nhiều hơn để đẩy máu kinh ra ngoài. Các đợt co thắt từ đáy cổ tử cung đi xuống dưới tử cung với tần suất dao động tương đối lớn. Chính quá trình co bóp liên tục này là nguyên nhân phổ biến gây ra các cơn đau bụng kinh đặc trưng, đồng thời khiến vùng bụng dưới trở nên căng tức và phình to hơn so với bình thường.
3. Thiếu hụt magie
Vào những ngày hành kinh, nồng độ magie trong cơ thể có xu hướng suy giảm và đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến cảm giác chướng bụng, đau bụng, thèm ăn đồ ngọt và bụng phình to….. Magie vốn là loại khoáng chất thiết yếu trong cơ thể, giúp điều chỉnh trạng thái hydrat hóa. Khi lượng magie giảm, khả năng giữ nước suy yếu, dễ gây mất nước. Tình trạng mất nước này kích thích nhu cầu tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều đường để bù đắp năng lượng nhanh chóng.
Việc nạp vào cơ thể quá nhiều thực phẩm ngọt trong giai đoạn này không chỉ làm tăng lượng calo mà còn khiến bụng dễ phình to trong những ngày “rụng dâu”.
4. Các vấn đề ở hiệ tiêu hóa
Trong thời gian hành kinh, nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng đầy bụng, chướng bụng hoặc các rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân chủ yếu là do sự gia tăng các cơn co bóp của tử cung làm ảnh hưởng đến hoạt động của ruột. Khi tử cung co thắt với cường độ mạnh, các sóng co bóp từ tử cung lan truyền và làm chậm tốc độ di chuyển của thức ăn ở trong hệ tiêu hóa, dẫn đến hiện tượng bụng trở nên to hơn khi chị em đến tháng.
Bên cạnh đó, hormone prostaglandin được sản sinh nhiều hơn trong giai đoạn này gây ra phản ứng co thắt ở đường ruột và dạ dày, dẫn đến hiện tượng tích tụ thức ăn và khí trong hệ tiêu hóa.
Hậu quả là chị em có thể cảm thấy bụng căng chướng, nặng nề. Không những vậy, trong kỳ kinh, nhiều người còn dễ gặp phải các triệu chứng tiêu hóa khác như trào ngược dạ dày - thực quản, táo bón, tiêu chảy…làm gia tăng thêm cảm giác khó chịu khi hành kinh.
Làm thế nào để hạn chế tình trạng bụng to khi đến tháng?
Tình trạng bụng phình to trong kỳ kinh nguyệt là một phản ứng sinh lý thông thường của cơ thể nữ giới, thường sẽ giảm dần và biến mất khi kỳ kinh kết thúc. Vì đây không phải là dấu hiệu bệnh lý, nên chị em không cần quá lo lắng hay vội vã tìm đến phương pháp điều trị y tế.
Tuy nhiên, nếu cảm thấy khó chịu hoặc muốn cải thiện cảm giác nặng nề vùng bụng trong những ngày “rụng dâu”, bạn có thể áp dụng một vài biện pháp đơn giản dưới đây để cơ thể trở nên nhẹ nhàng và dễ chịu hơn:
- Chườm ấm vùng bụng dưới: Sử dụng nhiệt ấm để tác động lên vùng bụng dưới là một trong những biện pháp giúp giảm nhanh cảm giác đầy hơi, khó chịu trong kỳ kinh. Nhiệt độ ấm giúp các cơ bụng giãn ra, làm dịu cơn co bóp của tử cung và cải thiện tuần hoàn máu tại khu vực này. Bạn có thể dùng túi chườm, khăn ấm hoặc chai nước nóng đặt nhẹ lên bụng dưới để hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng khó chịu.
- Tăng cường vận động nhẹ nhàng: Thường xuyên thực hiện các bài tập thể dục vừa sức như đi bộ, chạy bộ, tập yoga…mỗi ngày sẽ giúp cải thiện lưu thông máu, giúp hệ tiêu hóa vận hành trơn tru, và giảm tình trạng ứ đọng khí trong đường tiêu hóa. Tuy nhiên, chị em cần lưu ý nên tránh tập luyện quá sát giờ ngủ để cơ thể không bị kích thích quá mức gây khó ngủ.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu kali: Kali đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa cân bằng nước - điện giải và giúp cơ thể đào thải lượng nước dư thừa. Việc bổ sung các thực phẩm giàu kali trong những ngày “đèn đỏ” như chuối, dưa hấu, măng tây, cà chua…sẽ hỗ trợ giảm phù nề, hạn chế giữ nước và mang lại cảm giác nhẹ bụng rõ rệt hơn.
- Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn: Việc tiêu thụ quá nhiều muối trong những ngày hành kinh có thể khiến cơ thể giữ nước nhiều hơn bình thường, gây cảm giác đầy hơi và chướng bụng. Do đó, bạn nên điều chỉnh lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày, hạn chế ăn mặn nhằm tránh tình trạng giữ nước và cải thiện cảm giác căng tức ở vùng bụng.
- Hạn chế các loại thực phẩm dễ sinh hơi: Một số loại thực phẩm có xu hướng làm chậm hoạt động của hệ tiêu hóa, dễ gây sinh hơi như súp lơ, bắp cải, đậu lăng, thịt đỏ, các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chứa nhiều đường...Những loại thực phẩm này có thể làm tăng cảm giác chướng bụng trong kỳ kinh nguyệt, vì vậy chị em nên hạn chế sử dụng để tránh gây áp lực thêm cho vùng bụng dưới.
- Giảm tiêu thụ tinh bột: Những loại thực phẩm giàu tinh bột như khoai, cơm trắng, ngô hay bột mì thường góp phần giữ nước trong cơ thể và làm tăng nồng độ natri, từ đó khiến nữ giới luôn có cảm giác bụng căng tức, nặng nề khi đến tháng. Trong những ngày hành kinh, việc hạn chế tiêu thụ tinh bột có thể giúp giảm hiện tượng tích nước, mang lại cảm giác nhẹ nhàng và thoải mái hơn cho cơ thể. Đây cũng là một cách hỗ trợ cải thiện tình trạng chướng bụng thường gặp ở nữ giới trong chu kỳ kinh nguyệt.
Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi sắp đến tháng bụng có to không? Nếu bạn còn điều gì cần tư vấn, hãy kết nối với chúng tôi ngay hôm nay.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 181 Song Hào, Văn Miếu, TP. Nam Định, Nam Định
- Website: https://dakhoanamdinh.com.vn
- Điện thoại: (0228) 730 6888
- Thời gian làm việc: 08:00-20:00 (tất cả các ngày trong tuần, bao gồm Lễ Tết - Không nghỉ trưa)