Vén màn bí mật: sùi mào gà lây qua nước bọt không?
Sùi mào gà lây qua nước bọt không? Bệnh sùi mào gà hoàn toàn có thể lây nhiễm qua đường nước bọt, tuy nhiên, khả năng lây bệnh qua con đường này không cao. Mặc dù vậy, người bệnh vẫn cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa khi tiếp xúc với người đang mắc bệnh sùi mào gà, đặc biệt là trong các hoạt động thân mật hoặc khi sử dụng chung đồ dùng cá nhân trong cuộc sống hàng ngày.
Giải mã bệnh sùi mào gà lây qua nước bọt không?
Bệnh sùi mào gà có lây qua nước bọt không?
Bệnh sùi mào gà là một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục, chủ yếu do virus HPV gây ra. Một câu hỏi thường gặp là liệu bệnh sùi mào gà lây qua nước bọt không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể nhưng thường chỉ xảy ra trong một số trường hợp sau đây:
➠ Quan hệ tình dục bằng miệng với người bệnh
Quan hệ tình dục bằng miệng luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh sùi mào gà qua nước bọt. Trong quá trình quan hệ, virus HPV gây sùi mào gà có thể lây lan từ bộ phận sinh dục của người mắc bệnh sang miệng của đối tác. Kết quả của sự lây lan này có thể là sự xuất hiện của các nốt mụn sùi ở miệng, lưỡi và cổ họng. Do đó, quan hệ tình dục bằng miệng với người mắc bệnh sùi mào gà được coi là một yếu tố nguy cơ cao, làm tăng khả năng lây nhiễm bệnh ở khu vực miệng.
➠ Ăn uống chung với người mắc bệnh
Tuy không phải là con đường lây nhiễm chính của virus HPV nhưng bạn cũng cần phải lưu ý khi ăn uống chung với người mắc bệnh sùi mào gà. Vì trong một số trường hợp, nếu người mắc bệnh có vết loét ở miệng hoặc đang bị chảy máu chân răng, virus HPV có thể lây truyền qua đồ ăn và nước uống. Mặc dù nguy cơ này là rất thấp và không phải là phương thức lây nhiễm phổ biến, nhưng vẫn cần lưu ý để đảm bảo an toàn sức khỏe.
➠ Hôn môi người nhiễm bệnh
Mặc dù nguy cơ lây nhiễm sùi mào gà qua việc hôn môi là rất thấp, nhưng nó không phải là không có. Nguy cơ này đặc biệt tăng lên nếu một trong hai người có vết thương hở hoặc vết loét ở miệng. Trong trường hợp này, hôm môi, nhất là hôn sâu có thể làm tăng khả năng lây truyền virus HPV, đặc biệt nếu có sự tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết chứa virus từ vùng miệng bị tổn thương.
Theo đó, để trả lời cho câu hỏi sùi mào gà có lây không? thì nước bọt chính là con đường chính mắc bệnh
➠ Sử dụng chung các dụng cụ cá nhân với người bệnh
Việc sử dụng chung các dụng cụ cá nhân như khăn tắm, quần áo lót, dao cạo râu, bàn chải đánh răng,....với người bệnh sùi mào gà cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm. Virus sùi mào gà có khả năng tồn tại trên các bề mặt này và có thể lây nhiễm nếu tiếp xúc với vết thương hở hoặc niêm mạc nhạy cảm của người dùng chung. Do đó, tốt hơn hết bạn nên giữ gìn đồ dùng cá nhân và không chia sẻ các vật dụng này với người khác
Dấu hiệu nhận biết khi bị bệnh sùi mào gà lây qua nước bọt
Hình ảnh sùi mào gà ở miệng
Khi bị bệnh sùi mào gà lây qua nước bọt, sau khoảng thời gian ủ bệnh, các triệu chứng bắt đầu xuất hiện, người bệnh cần phải chú ý đến những dấu hiệu sau và nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời:
➤ Giai đoạn đầu
Trong giai đoạn khởi phát, sùi mào gà thường biểu hiện qua các nốt mụn nhỏ, có kích thước từ 1 đến 2mm xuất hiện trên các khu vực như miệng, lưỡi và môi. Những nốt mụn này thường mọc đơn lẻ, mềm, có màu hồng tươi hoặc màu đỏ và không gây đau đớn hay ngứa ngáy. Do đặc điểm này, các triệu chứng trong giai đoạn đầu thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác như nhiệt miệng hoặc viêm vòm họng, dẫn đến sự chủ quan và chậm trễ trong việc điều trị.
➤ Giai đoạn 2
Khi bệnh tiến triển, các nốt sùi bắt đầu phát triển với số lượng lớn hơn, liên kết với nhau tạo thành các mảng lớn, có hình dáng giống như mào gà hoặc bông súp lơ. Tại giai đoạn này, các nốt sùi trở nên dễ bị tổn thương, có thể trầy xước và thường kèm theo dịch mủ, chảy máu. Đây là thời điểm mà người bệnh cần phải đặc biệt chú ý, vì sự phát triển này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời.
Vấn đề được nhiều người quan tâm không kém:
➤ Giai đoạn 3
Ở giai đoạn 3, sùi mào gà đã chuyển sang tình trạng viêm loét do bội nhiễm. Các triệu chứng gồm có chảy máu, tiết mủ, ngứa và miệng có mùi hôi khó chịu. Người bệnh thường cảm thấy đau rát ở các khu vực bị tổn thương như miệng, lưỡi, và họng. Miệng có thể đỏ tấy và viêm nặng, khiến cho việc ăn uống trở nên rất khó khăn và đau đớn.
Việc nhận biết và điều trị sùi mào gà ở giai đoạn sớm là rất quan trọng để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh cũng như các biến chứng nguy hiểm. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào kể trên, người bệnh nên tìm kiếm sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia y tế để được điều trị kịp thời và hiệu quả.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến vấn đề "Sùi mào gà lây qua nước bọt không?". Hy vọng những thông tin mà phòng khám Đa Khoa Nam Định vừa cung cấp sẽ phần nào giúp người bệnh có thể hiểu hơn về căn bệnh xã hội này để đưa ra phương án điều trị hiệu quả. Nếu có thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn.
Thông tin liên hệ:
Phòng Khám Đa Khoa Nam Định
- Địa chỉ: 181 Song Hào, Văn Miếu, TP. Nam Định, Nam Định
- Website: dakhoanamdinh.com.vn
- Điện thoại: (0228) 730 6888