Tìm hiểu về phá thai nội khoa & những điều cần biết
Nếu chị em mang thai ngoài ý muốn và đang tìm một phương pháp đình chỉ thai an toàn, hiệu quả và ít tác động đến cơ thể thì có thể tham khảo phương pháp phá thai nội khoa. Cùng tìm hiểu về phá thai nội khoa thông qua phương pháp sau đây nhé!
Tìm hiểu về phá thai nội khoa
Để tìm hiểu về phá thai nội khoa rõ hơn, bạn cần biết phá thai nội khoa là gì?
Phá thai bằng thuốc là một thủ thuật phá thai nội khoa sử dụng thuốc theo toa để chấm dứt thai kỳ ở giai đoạn đầu (thường dành cho thai dưới 6 tuần tuổi). Phác đồ phá thai bằng thuốc phổ biến nhất bao gồm uống hai viên thuốc mifepristone và misoprostol. Mifepristone được dùng để ngăn chặn progesterone, đây là một loại hormone cần thiết để hỗ trợ thai kỳ. Misoprostol tác động gây ra sự co bóp và đẩy thai nhi ra ngoài tử cung của bạn.
Đình chỉ thai bằng thuốc là một phương pháp phá thai không dùng phẫu thuật để chấm dứt thai kỳ dưới 6 tuần tuổi. Còn nếu tuổi thai đã trên 6 tuần tuổi, các bác sĩ có thể thảo luận các lựa chọn đình chỉ thai bằng thủ thuật. Các phương pháp phá thai bằng thủ thuật thường được ứng dụng phá thai tại phòng khám, phá thai bằng cách hút thai và phá thai bằng cách nong nạo gắp thai (D&C).
Ai không nên phá thai bằng thuốc?
Cũng giống như bất kỳ thủ thuật nào khác, điều quan trọng là bạn phải thảo luận về tiền sử bệnh án của bạn cho bác sĩ để họ nắm thông tin cũng như đưa ra những chỉ định an toàn cho bạn. Phá thai bằng thuốc không phải là lựa chọn an toàn nếu bạn là một trong những trường hợp dưới đây:
-
Đã mang thai đến giai đoạn quá muộn
-
Bị dị ứng với các loại thuốc, các thành phần của thuốc phá thai đang sử dụng.
-
Có thai ngoài tử cung (thai ngoài tử cung)
-
Sử dụng corticosteroid trong thời gian dài
-
Có vòng tránh thai trong tử cung (IUD), có thể phá thai bằng thuốc nếu bạn tháo vòng ra
-
Có các chứng rối loạn đông máu, chứng thiếu máu hoặc suy thận mãn tính
Điều gì xảy ra trong quá trình phá thai bằng thuốc?
Đình chỉ thai bằng thuốc có thể thực hiện qua việc uống thuốc viên hoặc thông qua âm đạo. Bạn sẽ được bác sĩ chỉ định uống mifepristone để chấm dứt thai kỳ. Sau đó bạn sẽ uống misoprostol để làm tử cung co bóp và đẩy thai ra ngoài tử cung. Thực hiện theo hướng dẫn được kê đơn.
-
Mifepristone (Mifeprex® hoặc RU-486) có tác dụng ngăn chặn hormone progesterone, làm niêm mạc tử cung của bạn sẽ mỏng đi và thai nhi sẽ không bám vào, từ từ tuột khỏi niêm mạc tử cung
-
Misoprostol (Cytotec®) khiến tử cung của bạn co bóp sau đó đẩy thai ra ngoài. Thuốc Misoprostol có dạng viên, bạn có thể ngậm tan trong má của miệng hoặc đặt vào âm đạo, thường được bác sĩ chỉ định sau khi uống mifepristone 24 đến 48 giờ.
Hầu hết chị em bắt đầu cảm thấy tác dụng mạnh nhất của thuốc phá thai ngay sau khi uống viên thuốc thứ hai. Bạn có thể cảm thấy ngay cơ thể mình có sự thay đổi:
-
Cảm thấy co bóp trong bụng bắt đầu từ một đến bốn giờ sau khi uống viên thuốc thứ hai.
-
Cảm thấy đau bụng dữ dội và chảy máu âm đạo kèm theo cục máu đông trong vài giờ tiếp theo.
-
Sốt nhẹ đi kèm cảm giác ớn lạnh kéo dài khoảng một ngày sau khi uống viên thuốc thứ hai. Một số bạn sẽ có cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn hoặc chóng mặt và bị tiêu chảy nhẹ.
Chảy máu âm đạo và chuột rút là tác dụng phụ lớn nhất, bạn có thể chảy máu giống như kinh nguyệt trong vài ngày sau đó và kéo dài vài tuần. Chảy máu âm đạo sẽ giảm dần từ hai đến ba tuần, bạn nên sử dụng băng vệ sinh thay cho tampon. Bởi khi sử dụng băng vệ sinh sẽ giúp bạn thấy được máu cục đông do phá thai thành công, và giúp ước lượng được lượng máu mất đi từ cơ thể mình.
Để phá thai bằng thuốc thành công sẽ kéo dài khoảng hai đến sáu giờ sau khi bạn uống viên thuốc thứ hai, một số trường hợp thời gian phá thai có thể lâu hơn.
Lợi ích của phá thai nội khoa
Phá thai nội khoa là một phương pháp phá thai an toàn, đơn giản và hiệu quả để chấm dứt thai kỳ sớm. Với phá thai nội khoa:
- Bạn có thể chấm dứt thai kỳ sớm ngay khi bạn biết mình có thai và ngay cả khi bạn biết mình bị sảy thai sớm.
- Phá thai diễn ra tự nhiên như bị sảy thai nếu so với phương pháp phá thai ngoại khoa.
- Có thể thực hiện tại nhà theo chỉ định của bác sĩ
Tìm đọc các thông tin cùng chủ đề tại: https://dakhoanamdinh.com.vn/pha-thai-bang-thuoc/
Rủi ro của phá thai nội khoa
Phá thai nội khoa được coi là an toàn và hiệu quả và biến chứng xảy ra sau phá thai rất thấp. Nhưng điều quan trọng là bạn phải dùng tất cả các loại thuốc theo chỉ định. Việc bạn bỏ liều hoặc không tuân theo hướng dẫn của bác sĩ có thể gây ra rủi ro cho sức khỏe.
Rủi ro của phá thai bằng thuốc bao gồm:
-
Không chấm dứt thai kỳ hoặc còn sót lại mô thai bên trong tử cung
-
Chảy máu nhiều không ngừng, điều này có nghĩa bạn phá thai chưa thành công và phải có sự can thiệp của phương pháp phá thai
-
Tiêu chảy và đau dạ dày.
-
Phản ứng dị ứng với các thành phần của thuốc
-
Nhiễm trùng (các dấu hiệu cần chú ý bao gồm mùi âm đạo khó chịu và sốt kéo dài hơn 24 đến 48 giờ).
Tuy nhiên, không có rủi ro sức khỏe nào liên quan đến phá thai bằng thuốc nếu được thực hiện đúng cách nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.
Có thể quan hệ tình dục sau khi phá thai nội khoa không?
Bạn cần chờ ít nhất từ hai đến ba tuần hoặc kĩ hơn bạn nên chờ sau 1 tháng để quan hệ tình dục trở lại sau phá thai bằng thuốc để ngăn nhiễm trùng âm đạo. Bạn cũng không nên đưa bất cứ thứ gì vào bên trong âm đạo trong thời gian này.
Nhiều chị em quan tâm đến các thông tin như:
Chu kỳ kinh nguyệt khi nào quay trở lại sau phá thai nội khoa?
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường của bạn sẽ trở lại trong vòng bốn đến sáu tuần sau khi phá thai bằng thuốc. Mặc dù kỳ kinh đầu tiên của bạn có thể hơi bất thường do những thay đổi về hormone liên quan đến thủ thuật này.
Phá thai bằng thuốc không ảnh hưởng đến việc mang thai trong tương lai trừ khi có biến chứng. Vì vậy mà bạn vẫn có thể mang thai trở lại ngay sau hai tuần phá thai nội khoa.
Hy vọng bài viết này của Phòng khám Đa Khoa Nam Định đã giúp bạn tìm hiểu về phá thai nội khoa một cách rõ ràng hơn.
Nếu cần tư vấn về dịch vụ phá thai hoặc dịch vụ chăm sóc sau phá thai, bạn có thể gọi số điện thoại: (0228) 730 6888 hoặc nhấn vào hình ảnh bên dưới đây để nhận tư vấn trực tiếp từ bác sĩ.