Uống it nước nhưng đi tiểu nhiều ở nữ: Cảnh báo bệnh lý
Chị H., 36 tuổi, làm văn phòng, gần đây nhận thấy mình đi tiểu thường xuyên hơn dù lượng nước uống mỗi ngày không hề tăng. Cô cảm thấy lo lắng vì tình trạng kéo dài suốt nhiều tuần. Thực tế, uống ít nước nhưng đi tiểu nhiều ở nữ là triệu chứng không hiếm gặp, và thường liên quan đến các vấn đề như rối loạn nội tiết, viêm tiết niệu hoặc chức năng thận. Nếu bạn cũng đang băn khoăn như chị H., bài viết này sẽ là lời giải đáp cần thiết.
Vì sao uống ít nước nhưng đi tiểu nhiều ở nữ?
Ở người trưởng thành khỏe mạnh, số lần đi tiểu trung bình trong một ngày thường dao động từ 6 đến 8 lần. Nếu bạn đi tiểu vượt quá ngưỡng này trong khi lượng nước nạp vào không đáng kể, điều đó có thể được xem là đi tiểu nhiều lần bất thường. Trong các trường hợp thông thường, tình trạng tiểu nhiều chỉ xuất hiện khi bạn tiêu thụ nhiều nước hoặc sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống có tính lợi tiểu như trà, cà phê, nước ép, trái cây mọng nước hay các loại nước mát….
Tuy nhiên, nếu bạn uống rất ít nước nhưng vẫn đi tiểu nhiều, đặc biệt là ở nữ giới, thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe cần được quan tâm, bao gồm:
1. Do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị
Các loại thuốc lợi tiểu thường được chỉ định trong điều trị cao huyết áp, suy tim,…cũng có thể kích thích tăng bài tiết nước tiểu, khiến người bệnh phải đi tiểu nhiều lần. Ngoài ra, một số thuốc giãn cơ hoặc thuốc an thần cũng có thể gây rối loạn tiểu tiện, khiến chị em có cảm giác đau tiểu thường xuyên.
2. Thay đổi sinh lý khi mang thai
Trong thai kỳ, hiện tượng tiểu nhiều lần là điều khá phổ biến, đặc biệt rõ rệt ở ba tháng đầu và ba tháng cuối. Nguyên nhân đến từ sự gia tăng hormone thai kỳ như hCG, làm tăng lưu lượng máu đến vùng chậu khiến bàng quang nhanh đầy hơn bình thường. Bên cạnh đó, vào những tháng cuối, tử cung mở rộng sẽ tạo áp lực lớn lên bàng quang, dẫn đến cảm giác buồn tiểu liên tục.
3. Mãn kinh
Khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, lượng hormone estrogen giảm mạnh gây ảnh hưởng đến cấu trúc và hoạt động của hệ tiết niệu. Khi nồng độ estrogen bị sụt giảm sẽ gây ra tình trạng niệu đạo ngắn, trương lực cơ bàng quang kém, cơ thắt cổ bàng quang yếu. Đây là những yếu tố khiến chị em phụ nữ dễ mắc chứng tiểu nhiều lần hoặc són tiểu không kiểm soát.
4. Tổn thương dây thần kinh
Các bệnh lý thần kinh như đột quỵ hoặc Parkinson có thể gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh điều khiển việc làm đầy và làm trống của bàng quang. Khi sự kiểm soát này bị rối loạn, cảm giác buồn tiểu sẽ xuất hiện thường xuyên, ngay cả khi bàng quang chưa đầy.
5. Viêm bàng quang kẽ
Đây là một tình trạng viêm nhiễm mãn tính, bệnh làm gia tăng áp lực trong bàng quang và gây đau bàng quang và vùng chậu. Viêm bàng quang kẽ khiến bệnh nhân thường phải đi tiểu nhiều lần, mỗi lần lượng nước tiểu rất ít, đôi khi lên tới mấy chục lần, cả ban ngày lẫn ban đêm. Mức độ nặng nhẹ của bệnh này sẽ khác nhau tùy từng người, thậm chí có giai đoạn hoàn toàn không có biểu hiện rõ rệt.
6. Bàng quang tăng hoạt
Tình trạng bàng quang tăng hoạt xảy ra khi bàng quang co bóp không đúng thời điểm, ngay cả khi chưa đầy nước tiểu. Điều này dẫn đến cảm giác buồn tiểu liên tục, đi tiểu thường xuyên, tiểu gấp và khó kiểm soát, ngay cả khi lượng nước mà bạn nạp vào cơ thể rất ít và bàng quang cũng không đầy.
7. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là nguyên nhân phổ biến nhất khiến phụ nữ dù không uống nhiều nước vẫn bị đi tiểu liên tục. Nhiễm khuẩn có thể xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu như niệu đạo, bàng quang, niệu quản hoặc thận, trong đó viêm bàng quang là thường gặp nhất. Người mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu còn có thể gặp các triệu chứng khác đi kèm như tiểu buốt, nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu đục, có mùi hôi bất thường, thậm chí đôi khi còn có thể tiểu ra máu.
8. Sa tử cung
Sa tử cung là tình trạng xảy ra khi các cơ và mô nâng đỡ tử cung bị yếu hoặc mất dần độ đàn hồi khiến cơ quan này bị sa xuống khỏi vị trí giải phẫu bình thường và gây áp lực lên bàng quang. Sa tử cung tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng thường gây cảm giác nặng nề, khó chịu ở vùng bụng dưới và dẫn đến tiểu nhiều, rò rỉ nước tiểu khi hắt hơi, ho hoặc vận động mạnh.
9. Bệnh đái tháo đường
Tiểu nhiều cũng có thể là biểu hiện sớm của bệnh đái tháo đường tuýp 1 hoặc tuýp 2. Khi lượng đường trong máu tăng cao vượt mức cho phép, cơ thể sẽ cố gắng đào thải lượng glucose dư thừa qua nước tiểu, từ đó khiến người bệnh đi tiểu nhiều dù không uống quá nhiều nước.
10. Các nguyên nhân khác
Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, một số vấn đề bệnh lý như sỏi thận, sỏi bàng quang, suy thận,…. cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng uống ít nước nhưng vẫn tiểu nhiều ở nữ giới.
Để xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng uống ít nước nhưng đi tiểu nhiều ở nữ và lựa chọn được hướng điều trị phù hợp, người bệnh nên chủ động đến khám tại Đa Khoa Nam Định nơi có chuyên khoa Thận – Tiết Niệu để thăm khám.
Việc thăm khám sớm không chỉ giúp phát hiện bệnh lý tiềm ẩn mà còn giúp ngăn chặn những biến chứng có thể ảnh hưởng đến chức năng bài tiết cũng như chất lượng cuộc sống của nữ giới. Bên cạnh điều trị y khoa, người bệnh cũng nên kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà để hỗ trợ kiểm soát hiệu quả triệu chứng.
Cụ thể để cải thiện tình trạng đi tiểu nhiều lần, bạn nên bắt đầu bằng cách loại bỏ các yếu tố có thể kích thích bàng quang như nước ngọt có gas, trà, cà phê, rượu bia và các loại thực phẩm có tính axit như chanh, cam, bưởi, khế, dưa muối chua… vì chúng đều có khả năng làm tăng tần suất đi tiểu tiện.
Đồng thời, chị em nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh, giàu chất xơ và protein từ các nguồn thực vật hoặc động vật giúp hỗ trợ hoạt động của thận. Hãy đảm bảo cung cấp đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày, ưu tiên uống nước vào ban ngày và hạn chế uống vào buổi tối để tránh tiểu đêm. Ngoài ra, việc hạn chế thực phẩm cay nóng cũng rất cần thiết để ngăn ngừa kích ứng bàng quang, từ đó giúp kiểm soát tình trạng tiểu nhiều hiệu quả hơn.
Với những thông tin trên, mong rằng các bạn đã có thể hiểu hơn về những nguyên nhân gây ra tình trạng uống ít nước nhưng đi tiểu nhiều ở nữ. Mọi thông tin cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Phòng Khám Đa Khoa Nam Định để được hỗ trợ.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 181 Song Hào, Văn Miếu, TP. Nam Định, Nam Định
- Website: dakhoanamdinh.com.vn
- Điện thoại: (0228) 730 6888
- Thời gian làm việc: 08:00-20:00 (tất cả các ngày trong tuần, bao gồm Lễ Tết - Không nghỉ trưa)