Vì sao không ai nói về các bệnh xã hội lây qua đường nào?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đinh Quang Tiến

Bệnh xã hội là cụm từ được dùng chung để chỉ các bệnh lây truyền chủ yếu qua đường quan hệ tình dục. Những bệnh xã hội này có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh và cộng động nếu không được phát hiện kịp thời. Do đó, việc hiểu biết các bệnh xã hội lây qua đường nào cũng như có các biện pháp phòng ngừa là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.

Bài viết dưới đây sẽ làm rõ thông tin trên. Hãy cùng tìm đọc nhé!

Thực hư các bệnh xã hội lây qua đường nào?

các bệnh xã hội lây qua đường nào

Dưới đây là những con đường lây truyền bệnh xã hội mà bạn cần biết để phòng tránh:

Con đường 1: Quan hệ tình dục không an toàn

Quan hệ tình dục không an toàn hiện là nguyên nhân gây bệnh xã hội phổ biến nhất. Các bệnh như HIV/AIDS, giang mai, lậu, và chlamydia thường được truyền từ người này sang người khác khi quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn, có thể là quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng.

Khi bạn quan hệ nhưng không có sử dụng bao cao su thì nguy cơ lây nhiễm các bệnh xã hội còn tăng cao hơn. Bao cao su là biện pháp an toàn tuy đơn giản nhưng hiệu quả nhất giúp giảm thiểu nguy cơ lây lan bệnh này. Nhưng cần lưu ý thêm rằng bao cao su không thể bảo vệ bạn tuyệt đối khỏi tất cả các bệnh xã hội, đặc biệt là các bệnh như mụn rộp sinh dục. 

Con đường 2: Tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở của người bệnh 

Trả lời tiếp thắc mắc các bệnh xã hội lây qua đường nào?

Các chuyên gia tại Phòng khám Đa khoa Nam Định chia sẻ thêm: Vi khuẩn, virus gây bệnh xã hội có thể xâm nhập vào cơ thể của bạn thông qua việc bạn tiếp xúc với vết thương hở, dịch tiết, máu của người bệnh. Ví dụ, nếu bạn chạm vào vết thương hở của một người mắc bệnh xã hội và sau đó chạm vào cơ thể mình, nguy cơ lây nhiễm có thể xảy ra. Đặc biệt đối với những người làm nghề mại dâm, những người có nhiều bạn tình việc tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh mà không bảo vệ đúng cách. 

Con đường 3: Truyền máu

Truyền các sản phẩm máu từ người bệnh sang người khỏe mạnh là một con đường lây truyền không phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra đối với một số bệnh xã hội. Trước khi có công tác truyền máu được cải thiện và được kiểm tra một cách chặt chẽ hơn, một số bệnh xã hội như HIV, viêm gan B, viêm gan C có thể lây truyền qua máu. Nhưng hiện nay, nhờ vào quy trình kiểm tra nghiêm ngặt, Nguy cơ lây truyền qua con đường này đã được giảm đáng kể. 

Con đường 4: Từ mẹ sang con

Một số bệnh xã hội có thể được lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, sinh nở hoặc cho con bú. Ví dụ như virus HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con thông qua nhau thai, trong khi bệnh lậu và giang mai có thể lây truyền trong khi sinh qua việc con tiếp xúc với các vùng bị nhiễm trùng của người mẹ.

Hy vọng việc các chuyên gia, bác sĩ đang làm việc tại Phòng khám Đa khoa Nam Định (181 Song Hào) giải đáp về các bệnh xã hội lây qua đường nào? sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn cũng như có biện pháp phòng ngừa căn bệnh tình dục nguy hiểm này.

Cách phòng tránh bệnh xã hội ai cũng phải “thuộc nằm lòng”

các bệnh xã hội lây qua đường nào

1. Thực hiện quan hệ tình dục với biện pháp an toàn

Thực hiện quan hệ tình dục với biện pháp an toàn có thể làm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh xã hội. Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục là biện pháp hiệu quả cao, giúp bảo vệ bạn và bạn tình khỏi nguy cơ lây nhiễm bệnh, Ngoài ra, bạn nên hạn chế quan hệ với nhiều bạn tình khác nhau, chỉ nên quan hệ với một người đã xét nghiệm sức khỏe định kỳ cũng là cách để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.

2. Đi khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ giúp chúng ta phát hiện sớm các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nhiều bệnh xã hội sẽ không có triệu chứng rõ ràng vào ban đầu. Việc xét nghiệm định kỳ, khám tổng quát là cần thiết để phát hiện và điều trị sớm, giảm thiểu nguy cơ lây lan hoặc có những biến chứng nghiêm trọng.
Bạn có thể tham khảo dịch vụ khám tổng quát tại Phòng khám Đa Khoa Nam Định. Số HOTLINE tư vấn: (0228) 730 6888

3. Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác

Để phòng tránh lây nhiễm bệnh xã hội, việc không dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, bàn chải đánh răng, và các vật dụng cá nhân khác là rất quan trọng. Vi khuẩn và virus có thể tồn tại trên các bề mặt này và lây truyền khi sử dụng chung.

4. Tiêm phòng ngay và luôn

Tiêm phòng là phương pháp phòng ngừa bệnh xã hội hiệu quả đối với một số bệnh xã hội, ví dụ như ngăn ngừa virus HPV gây ra sùi mào gà và ung thư cổ tử cung. Vắc xin viêm gan B cũng là phương pháp phòng ngừa bệnh này hiệu quả. Việc tiêm phòng nên được thực hiện trước khi bạn đã tiếp xúc với bệnh xã hội. 

5. Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Bao gồm cả việc giữ gìn cơ thể sạch sẽ, thường xuyên rửa tay có thể giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Vệ sinh vùng kín đúng cách sẽ giúp phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng và viêm nhiễm. 

Phía trên chúng tôi đã tổng hợp thông tin về các con đường lây truyền bệnh xã hội phổ biến. Nếu bạn nghi ngờ mình bị mắc các bệnh cũng như xuất hiện các dấu hiệu của bệnh xã hội bất thường như: Ngứa, nổi mụn, đau, rát, tiết dịch bất thường,... hãy đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề các bệnh xã hội lây qua đường nào? Nếu có thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng qua thông tin dưới đây!

Thông tin liên hệ:

Phòng Khám Đa Khoa Nam Định

  • Địa chỉ: 181 Song Hào, Văn Miếu, TP. Nam Định, Nam Định
  • Website: dakhoanamdinh.com.vn
  • Điện thoại: (0228) 730 6888