Tìm hiểu bệnh nấm bã đậu: Biểu hiện và Biện pháp phòng ngừa
Nhiễm nấm bã đậu hay nấm vùng kín là một dạng viêm nhiễm phụ khoa thường gặp do nấm Candida gây ra. Dù không đe dọa tính mạng, nhưng bệnh nấm bã đậu này lại gây nhiều phiền toái cho phụ nữ như ngứa rát vùng kín, ra khí hư bất thường, có mùi hôi khó chịu, đau khi giao hợp,….gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý và đời sống chăn gối của nữ giới.
Biểu hiện bệnh nấm bã đậu thường gặp
Trong lĩnh vực phụ khoa, "nấm bã đậu" không phải là tên gọi chính xác của một loại nấm cụ thể. Thay vào đó, đây là một cách mô tả tính chất của khí hư (dịch tiết âm đạo) khi bị nhiễm nấm, đặc biệt là nấm Candida.
Khi phụ nữ bị viêm âm đạo do nấm (thường là nấm Candida albicans), một trong những triệu chứng điển hình nhất là ra khí hư có màu trắng đục, vón cục, lợn cợn, giống như bã đậu. Vậy, "nấm bã đậu" thực chất là cách gọi tắt để chỉ tình trạng viêm âm đạo do nấm hay nhiễm nấm Candida, gây ra khí hư có đặc điểm giống bã đậu.
Khi bị nấm bã đậu hay nấm Candida, ngoài triệu chứng khí hư bã đậu thì còn có các biểu hiện khác đi kèm chẳng hạn như:
+ Ngứa ngáy dữ dội: Ngứa ngáy dữ dội ở vùng kín là triệu chứng phổ biến và khó chịu nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến cả vùng âm hộ và âm đạo, gây cảm giác bứt rứt liên tục.
+ Khí hư có có mùi hôi: Khí hư có thể phát sinh mùi hôi tanh khó chịu, tuy nhiên một số trường hợp mùi không rõ ràng nên dễ bị bỏ qua.
+ Rát, sưng đỏ: Vùng âm hộ và âm đạo bị viêm, sưng tấy kèm theo cảm giác nóng rát, đặc biệt gây đau đớn khi đi tiểu.
+ Đau khi quan hệ tình dục: Viêm nhiễm làm âm đạo khô rát, nhạy cảm, gây đau và khó chịu trong quá trình giao hợp, gây ảnh hưởng đến đời sống tình dục của phụ nữ.
+ Tiểu buốt, tiểu rát: Khi nấm lan rộng xuống niệu đạo, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, đau buốt khi đi tiểu.
Các biện pháp chăm sóc khi bị nhiễm nấm bã đậu
Khi không được điều trị dứt điểm và chăm sóc không đúng cách, bệnh nấm bã đậu hay nấm âm đạo rất dễ tái phát, gây ra nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn. Dưới đây là những biện pháp chăm sóc giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa nguy cơ tái phát nấm bã đậu mà chị em nên lưu ý:
1. Vệ sinh vùng kín đúng cách và chọn sản phẩm dịu nhẹ
Vệ sinh vùng kín hàng ngày là điều cần thiết để giữ môi trường âm đạo luôn sạch sẽ, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm men. Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh có tính sát khuẩn mạnh vì có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh tự nhiên. Thay vào đó, hãy ưu tiên lựa chọn những sản phẩm nhẹ dịu, có chiết xuất từ thiên nhiên với độ pH phù hợp để giúp làm sạch nhưng vẫn giữ được độ ẩm cần thiết cho niêm mạc âm đạo.
2. Tuyệt đối không thụt rửa sâu vào âm đạo
Thụt rửa sâu là một trong những sai lầm phổ biến dễ khiến tổn thương niêm mạc âm đạo và làm mất cân bằng môi trường sinh lý tại đây. Hành động này không chỉ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm men xâm nhập sâu hơn mà còn có thể gây viêm loét, làm tình trạng nấm trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài âm hộ bằng nước ấm hoặc dung dịch chuyên dụng là cách chăm sóc an toàn và hiệu quả hơn.
3. Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác
Sử dụng chung các vật dụng như khăn tắm, đồ lót, quần áo hoặc chăn ga với người khác có thể làm tăng nguy cơ lây lan nấm, đặc biệt trong môi trường ẩm ướt. Đây là con đường gián tiếp khiến nấm men dễ dàng truyền từ người này sang người khác, làm tăng nguy cơ tái nhiễm và khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn. Việc giữ gìn vệ sinh cá nhân và sử dụng riêng biệt đồ dùng là biện pháp phòng ngừa cơ bản nhưng rất hiệu quả.
4. Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn
Trong thời gian điều trị nấm âm đạo, chị em nên tạm ngưng việc quan hệ tình dục để tránh làm tổn thương vùng kín và giảm nguy cơ lây nhiễm chéo cho bạn tình. Khi quan hệ trở lại sau khi khỏi bệnh, nên nữ giới cũng nên sử dụng bao cao su để phòng tránh các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục. Ngoài ra, không nên lạm dụng thuốc tránh thai, đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp, vì chúng có thể gây rối loạn nội tiết tố – một yếu tố thúc đẩy nấm men phát triển.
5. Duy trì lối sống lành mạnh, ngủ đủ và giữ tinh thần ổn định
Chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tinh thần có mối liên hệ chặt chẽ với hệ miễn dịch, từ đó ảnh hưởng đến khả năng phòng chống sự phát triển của nấm. Thức khuya, căng thẳng kéo dài hoặc lo âu quá mức sẽ làm rối loạn nội tiết tố nữ, dẫn đến thay đổi môi trường âm đạo và tạo điều kiện cho nấm bã đậu tái phát. Vì vậy, phụ nữ cần ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm, kết hợp với các biện pháp thư giãn như thiền, yoga hoặc đi bộ nhẹ nhàng để giảm áp lực tâm lý. Một tinh thần thư thái sẽ hỗ trợ quá trình phục hồi và nâng cao hiệu quả điều trị.
6. Ăn uống khoa học, tăng cường thực phẩm có lợi cho hệ miễn dịch
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố hệ miễn dịch và cân bằng hệ vi sinh âm đạo. Nên bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như các loại rau xanh, trái cây tươi, sữa chua, ngũ cốc,….để giúp tăng cường sức đề kháng. Tránh các loại thực phẩm nhiều đường, nhiều dầu mỡ, cay nóng hoặc đồ uống có cồn vì đây là những yếu tố dễ kích thích nấm phát triển. Uống đủ nước cũng là điều cần thiết để duy trì độ ẩm tự nhiên và quá trình đào thải độc tố.
7. Khám phụ khoa định kỳ để phát hiện và xử lý kịp thời khi bệnh tái phát
Ngay cả khi các triệu chứng của nấm bã đậu đã cải thiện, việc thăm khám phụ khoa định kỳ vẫn rất cần thiết để theo dõi hiệu quả điều trị và phòng ngừa nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa, bệnh phụ khoa tái phát. Trong trường hợp nhận thấy dấu hiệu bất thường như ngứa ngáy, khí hư bất thường hoặc có cảm giác đau rát ở âm đạo, bạn cần cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp phía trên đã phần nào giúp các bạn hiểu hơn về bệnh nấm bã đậu. Nếu các bạn còn có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại liên hệ với ngay để được tư vấn kỹ hơn.