Cách vệ sinh vùng kín khi bị nấm: Hướng dẫn an toàn và hiệu quả
Rất nhiều chị em khi bị nấm vùng kín thường lo lắng và tìm đến các biện pháp vệ sinh sai cách, vô tình khiến bệnh thêm nặng. Trong khi đó, chỉ cần thay đổi một vài thói quen nhỏ trong việc vệ sinh hằng ngày, bạn đã có thể cải thiện tình trạng này hiệu quả. Vậy đâu là cách vệ sinh vùng kín khi bị nấm đúng và an toàn? Cùng khám phá ngay trong bài viết sau.
Hướng dẫn cách vệ sinh vùng kín khi bị nấm đúng cách
Nấm âm đạo là một tình trạng phổ biến nhưng lại dễ bị điều trị sai cách và nguyên nhân không chỉ nằm ở việc dùng thuốc mà còn ở khâu vệ sinh vùng kín hàng ngày. Thụt rửa quá nhiều, dùng sai sản phẩm vệ sinh, lau khô không đúng cách…đều có thể khiến tình trạng viêm nhiễm phụ khoa trở nên trầm trọng hơn và kéo dài dai dẳng.
Do đó, khi vùng kín bị nhiễm nấm, bên cạnh việc thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ sản phụ khoa thăm khám và chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp, việc chăm sóc và vệ sinh vùng kín đúng cách cũng đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình điều trị và phục hồi. Nhiều chị em không hề biết rằng, chỉ một vài sai sót nhỏ trong thói quen vệ sinh hàng ngày cũng có thể khiến tình trạng nhiễm nấm vùng kín kéo dài hoặc tái phát thường xuyên.
Vậy đâu là nguyên tắc “vàng” khi vệ sinh vùng kín trong giai đoạn nhạy cảm này? Dưới đây là những nguyên tắc quan trọng cũng như hướng dẫn cách vệ sinh vùng kín khi bị nấm an toàn, khoa học mà chị em không nên bỏ qua:
1. Vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài âm đạo, tránh thụt rửa sâu
Khi vùng kín đang bị tổn thương bởi nấm Candida, việc vệ sinh cần được thực hiện một cách hết sức nhẹ nhàng, chỉ làm sạch ở vùng âm hộ, phía ngoài âm đjao. Không nên xối nước mạnh hay thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo vì điều này có thể khiến vi khuẩn, nấm và các tác nhân gây hại dễ dàng xâm nhập sâu hơn vào cổ tử cung và tử cung, gây lan rộng viêm nhiễm.
Thụt rửa âm đạo cũng có thể gây phá vỡ sự cân bằng vi sinh tự nhiên trong âm đạo, làm suy yếu cơ chế tự bảo vệ vốn có của cơ thể. Đây là một trong những sai lầm phổ biến khiến việc điều trị nấm vùng kín trở nên kéo dài và khó khăn hơn.
2. Hạn chế sử dụng dung dịch vệ sinh có tính sát khuẩn mạnh
Nhiều phụ nữ có thói quen sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ hằng ngày có tính sát khuẩn mạnh với mong muốn làm sạch sâu và loại bỏ mùi hôi. Nhưng trong giai đoạn đang nhiễm nấm, việc lạm dụng các sản phẩm này có thể gây phản tác dụng.
Dung dịch có độ pH cao, chứa chất tạo mùi hoặc sát khuẩn mạnh có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh âm đạo, tạo điều kiện cho nấm phát triển mạnh mẽ hơn. Thay vào đó, nên lựa chọn sản phẩm dịu nhẹ, có độ pH phù hợp và được khuyến cáo bác sĩ dành riêng cho phụ nữ đang bị viêm nhiễm phụ khoa.
3. Giữ vùng kín luôn khô ráo và lau khô đúng cách
Trong giai đoạn bị nhiễm nấm, vùng kín cần được giữ sạch sẽ và khô ráo, tránh để ẩm ướt – điều kiện lý tưởng cho nấm Candida sinh sôi. Do đó, nên vệ sinh vùng kín ít nhất 2 lần mỗi ngày, đặc biệt sau mỗi lần đi vệ sinh. Sau khi rửa, chị em nên dùng khăn bông sạch, mềm hoặc giấy không mùi để lau khô nhẹ nhàng theo chiều từ trước ra sau.
4. Giữ đồ lót luôn sạch sẽ, khô thoáng và phải thay ngay khi ẩm ướt
Đồ lót là môi trường tiếp xúc trực tiếp với vùng kín, nên việc lựa chọn và chăm sóc đúng cách sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị nấm. Nên chọn quần lót làm từ cotton thấm hút tốt, không quá bó sát, tuyệt đối tránh các loại quần lọt khe, quần ren bí bách và dễ gây kích ứng.
Khi quần lót bị ẩm do mồ hôi hoặc dịch tiết, nữ giới cần thay ngay để hạn chế vi khuẩn và nấm phát triển. Sau khi thay, nên giặt sạch bằng xà phòng diệt khuẩn và phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
5. Chăm sóc vùng kín cẩn thận trong những ngày hành kinh
Vào những ngày hành kinh, việc chăm sóc và vệ sinh vùng kín đúng cách là yếu tố then chốt giúp phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa cũng như bệnh nấm vùng kín. Đối với loại băng vệ sinh thông thường, chị em nên thay mới mỗi 4 giờ để hạn chế tình trạng ẩm ướt và sự phát triển của vi khuẩn. Nếu sử dụng tampon – dạng băng vệ sinh đặt trong âm đạo – thời gian thay lý tưởng là sau mỗi 2 giờ và chỉ nên dùng trong những ngày đầu kỳ kinh khi lượng máu ra nhiều.
Việc giữ tampon hoặc băng vệ sinh quá lâu có thể tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm nghiêm trọng. Sau mỗi lần thay, vùng kín cần được vệ sinh sạch sẽ và lau khô bằng khăn mềm, sạch để duy trì sự khô thoáng và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Vệ sinh vùng kín đúng cách giúp hỗ trợ hiệu quả trong quá trình điều trị, đồng thời hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.
Vệ sinh vùng kín đúng cách khi đang bị nhiễm nấm không chỉ góp phần cải thiện các triệu chứng khó chịu mà còn đóng vai trò hỗ trợ hiệu quả trong quá trình điều trị, đồng thời hạn chế nguy cơ tái phát.
Ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị từ bác sĩ chuyên khoa, chị em phụ nữ cũng cần chủ động xây dựng các thói quen chăm sóc vùng kín một cách khoa học, an toàn và đều đặn. Chính sự kết hợp giữa điều trị y tế và chăm sóc cá nhân hợp lý sẽ là nền tảng vững chắc giúp duy trì sức khỏe phụ khoa lâu dài và phòng tránh bệnh tái diễn trong tương lai.
Trong bài viết trên, các bác sĩ chuyên khoa của Đa Khoa Nam Định vừa hướng dẫn cho chúng ta cách vệ sinh vùng kín khi bị nấm an toàn, khoa học. Nếu các bạn còn có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn.