Cảnh báo: Đừng bỏ qua các dấu hiệu bị lậu nếu bạn đã mắc bệnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đinh Quang Tiến

Lậu thường chỉ được biết đến là một căn bệnh lây truyền thông qua đường tình dục cực kỳ nguy hiểm. Nhưng ít có ai thật sự hiểu rõ và nhận biết được dấu hiệu bị lậu. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về các dấu hiệu bị lậu, bạn hãy trang bị các kiến thức này để bảo vệ bản thân mình nhé!

Dấu hiệu bị lậu ở giai đoạn đầu

dấu hiệu bị lậu

Viêm họng là một dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh lậu ở cả nam lẫn nữ đã bị mắc bệnh lậu trong giai đoạn đầu. Người bị mắc bệnh lậu sẽ bị đau họng và khả năng cao bị ảnh hưởng ăn uống, cảm thấy ăn uống không còn ngon miệng. Một số trường hợp người bị mắc bệnh lậu có thể bị nhiễm trùng mắt nếu vi khuẩn lậu lây nhiễm qua mắt, gây ra tình trạng đỏ, ngứa và đi kèm theo chảy mủ.

Các dấu hiệu bệnh lậu ở giai đoạn đầu xuất hiện ở nam giới sau 2 đến 5 ngày kể từ khi tiếp xúc với vi khuẩn lậu. Nhưng cũng có vài trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng rõ ràng, điều này làm tăng nguy cơ lây lan các bệnh cho người xung quanh mà không biết.

Theo chuyên gia: việc nắm bắt được thời gian ủ bệnh của lậu sẽ giúp người bệnh kịp thời đưa ra cách điều trị kịp thời và cho hiệu quả cao.

Các dấu hiệu bệnh lậu phổ biến ở nam giới bao gồm:

  • Chảy dịch dương vật: Đây là dấu hiệu điển hình và xuất hiện sớm nhất của bệnh lậu ở nam giới. Dịch chảy từ dương vật thường có màu trắng, vàng đục hoặc xanh lá cây, đa số các ca bị lậu khi chảy dịch đều có kèm theo mùi hôi.

  • Đau rát khi tiểu: Nam giới khi bị bệnh lậu thường cảm thấy nóng rát và cảm thấy rất khó chịu khi đi tiểu. Dấu hiệu này xuất hiện do vi khuẩn gây viêm nhiễm ở niệu đạo.

  • Đau hoặc sưng tinh hoàn: Một số nam giới sẽ gặp phải tình trạng đau nhức, có thể bị sưng ở một hoặc cả hai tinh hoàn.

  • Đau họng: Nếu nam giới bị lây nhiễm vi khuẩn lậu qua đường miệng thì sẽ có thể bị viêm họng và đau họng kèm theo chứng sưng amidan.

  • Ngứa, kích ứng hậu môn: Nếu nam giới bị bệnh lậu lây nhiễm qua đường hậu môn thì sẽ cảm thấy vô cùng ngứa ngáy và khó chịu ở khu vực này.

Còn ở nữ giới, bệnh lậu ở giai đoạn đầu sẽ khó phát hiện hơn rất nhiều khi so với nam giới. Sẽ rất dễ nhầm lẫn đây là những bệnh phụ khoa thông thường như viêm âm đạo, nhiễm trùng đường tiểu,... Nhiều chị em phụ nữ thậm chí không xuất hiện triệu chứng rõ nên không biết bản thân nên mắc bệnh. 

Các dấu hiệu bệnh lậu phổ biến ở nữ giới bao gồm:

  • Dịch âm đạo bất thường: Nữ giới khi mắc bệnh lậu thường sẽ thấy âm đạo tiết ra dịch nhiều hơn bình thường, dịch âm đạo sẽ có màu vàng hoặc xanh (kèm theo mùi hôi)

  • Đau khi tiểu: Giống như dấu hiệu bị lậu ở nam giới, chị em cũng có thể gặp cảm giác nóng rát và cảm thấy khó chịu khi đi tiểu.

  • Đau khi quan hệ tình dục: Một số chị em phụ nữ sẽ cảm thấy đau cùng khó chịu khi quan hệ tình dục sau khi mắc bệnh lậu, kèm theo cảm giác ngứa ngáy hoặc nóng rát ở vùng âm đạo.

  • Chảy máu âm đạo bất thường: Nữ giới bị chảy máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi quan hệ tình dục cũng là dấu hiệu của bệnh lậu.

  • Đau bụng dưới: Khi bệnh lậu lan rộng lên các cơ quan sinh sản của nữ giới như tử cung và ống dẫn trứng, chị em sẽ bị đau bụng dưới.

  • Ngứa và kích ứng hậu môn: Phụ nữ cũng có thể cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu ở vùng hậu môn nếu nhiễm vi khuẩn qua đường này.

Dấu hiệu bị lậu ở giai đoạn cấp tính

dấu hiệu bị lậu

Nếu như bệnh lậu không được điều trị kịp thời ở giai đoạn đầu thì bệnh lậu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở giai đoạn cấp tính.

Những dấu hiệu chung cho thấy bệnh lậu đã ở giai đoạn cấp tính: 

  • Viêm nhiễm các cơ quan sinh sản: Đối với chị em phụ nữ nếu bệnh lậu không được điều trị sớm ở giai đoạn đầu thì ở giai đoạn cấp tính, bệnh có thể lan lên tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng, gây tình trạng viêm vùng chậu (PID). Viêm vùng chậu (PID) có thể dẫn đến tình trạng vô sinh, hoặc nếu chị em có thai sẽ bị thai ngoài tử cung, hoặc đau bụng mạn tính đến cuối đời. Còn đối với nam giới, bệnh lậu ở giai đoạn cấp tính có thể gây viêm mào tinh, viêm tinh hoàn, tổn thương trực tràng hoàn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về lâu về dài.

  • Nhiễm trùng huyết: Vi khuẩn lậu ở giai đoạn cấp tính sẽ xâm nhập vào máu và gây tình trạng nhiễm trùng huyết có thể đe dọa trực tiếp tính mạng người mắc bệnh.

  • Viêm khớp nhiễm trùng: Bệnh lậu ở giai đoạn cấp tính sẽ lây lan đến các khớp, gây viêm khớp nhiễm trùng. Người bị bệnh sẽ cảm thấy bị đau, sưng đỏ và khó cử động ở các khớp bị ảnh hưởng.

  • Biến chứng ở mắt: Nếu vi khuẩn lậu ở giai đoạn cấp tính bắt đầu xâm nhập vào mắt, người bệnh có thể bị viêm kết mạc, gây đỏ và vô cùng ngứa và chảy mủ từ mắt. Ở giai đoạn bệnh lậu cấp tính này nếu không điều trị ngay và để lâu thì có thể gây mất thị lực. Theo đó, cách điều trị bệnh lậu cũng được đông đảo người bệnh quan tâm.

  • Nguy cơ lây nhiễm HIV: Người mắc bệnh lậu có nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn do tổn thương niêm mạc sinh dục, tạo điều kiện cho virus HIV xâm nhập vào cơ thể.

Thông tin thêm: Dấu hiệu bị lậu ở trẻ em

dấu hiệu bị lậu

Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm lậu từ người mẹ đã mắc bệnh trong quá trình sinh nở. Những dấu hiệu dễ nhận biết trẻ sơ sinh bị mắc bệnh lậu bao gồm: Viêm kết mạc mắt, mắt bị sưng đỏ, có chảy mủ ở mắt. Nếu thấy dấu hiệu bị lậu ở trẻ em nhưng cha mẹ không cho trẻ điều trị kịp thời thì có thể gây mù lòa ở trẻ. Một số đứa trẻ khác sẽ có các dấu hiệu bị nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu cùng các biến chứng nghiêm trọng khác. 

Xem xét những dấu hiệu bị lậu để xác định bản thân có bị mắc bệnh hay không, chưa chắc đã chính xác. Để biết được mình có mắc bệnh hay không, bạn nên đến những cơ sở y tế uy tín và có nhiều năm kinh nghiệm điều trị bệnh lậu như Đa Khoa Nam Định để thực hiện các xét nghiệm cũng như điều trị kịp thời. 

Hy vọng những thông tin phía trên đã giúp bạn nhận biết được dấu hiệu của bệnh lậu và có cách để phòng ngừa lây nhiễm, bảo vệ sức khỏe của mình. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng vào liên quan đến bệnh lậu, hãy gọi cho số điện thoại: (0228) 730 6888 để được tư vấn đặt lịch khám.