Rối loạn cương dương là gì? Nguyên nhân, biểu hiện & cách điều trị

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đinh Quang Tiến

Rối loạn cương dương một vấn đề thường gặp nhưng ít được nói đến, hiện đang đã trở thành nỗi lo lắng của nhiều nam giới trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Không chỉ ảnh hưởng đến khả năng tình dục, tình trạng này còn tác động xấu đến tâm lý, sức khỏe của phái mạnh. Vậy rối loạn cương dương là gì? Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và làm thế nào để nhận biết cũng như điều trị và phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này?

Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để bạn có những hiểu biết rõ ràng hơn về chứng rối loạn cương dương.

Rối loạn cương dương là gì? Nguyên nhân gây bệnh do đâu?

rối loạn cương dương

Nam giới bị rối loạn cương dương sẽ ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng

Rối loạn cương dương là tình trạng mà nam giới không thể đạt được hoặc duy trì sự cương cứng đủ để thực hiện quan hệ tình dục một cách thỏa mãn. Đây không chỉ là một vấn đề sinh lý mà còn ảnh hưởng lớn đến tinh thần, tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Rối loạn cương dương có thể xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng thường phổ biến hơn ở nam giới trên 40 tuổi.

Rối loạn cương dương có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:

1. Tâm lý căng thẳng và stress

Căng thẳng thần kinh, mệt mỏi hoặc áp lực từ công việc và cuộc sống có thể cản trở quá trình đạt và duy trì sự cương cứng. Những yếu tố này ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh, làm giảm ham muốn và khả năng kiểm soát tình dục.

2. Suy giảm tập trung trong quan hệ tình dục

Sự mất tập trung do những mối bận tâm ngoài lề hoặc sự xao lãng tâm lý khi quan hệ tình dục khiến nam giới gặp khó khăn trong việc cương cứng. Việc duy trì trạng thái tinh thần tập trung và sự kết nối cảm xúc với bạn đời là rất quan trọng để cải thiện vấn đề này.

3. Yếu tố thần kinh

Các bệnh lý như trầm cảm hoặc một số bệnh lý thần kinh khác có thể làm gián đoạn tín hiệu thần kinh từ não đến dương vật. Điều này không chỉ làm giảm ham muốn mà còn khiến quá trình cương cứng trở nên khó khăn hơn.

4. Do các bệnh lý

Những người mắc các bệnh lý như cao huyết áp, tiểu đường hoặc rối loạn lipid máu thường đối mặt với nguy cơ rối loạn cương dương cao hơn. Các bệnh này gây tổn thương mạch máu và làm giảm lưu lượng máu đến dương vật, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cương cứng.

5. Rối loạn nội tiết tố

Suy giảm testosterone hoặc các vấn đề liên quan đến hormone sinh dục nam là nguyên nhân phổ biến gây rối loạn cương dương. Testosterone thấp không chỉ làm giảm ham muốn tình dục mà còn ảnh hưởng đến độ cương cứng.

6. Sử dụng chất kích thích

Thuốc lá, rượu, cafein và ma túy có thể tác động tiêu cực đến hệ thần kinh và mạch máu. Sử dụng thường xuyên các chất này làm suy giảm chức năng sinh lý, gây khó khăn trong việc cương cứng và duy trì sự cương cứng.

7. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc như thuốc hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu hoặc thuốc an thần có thể gây ra rối loạn cương dương. Những loại thuốc này ảnh hưởng đến lưu lượng máu, hệ thần kinh, hoặc hormone, làm giảm khả năng tình dục của nam giới.

Việc xác định đúng nguyên nhân là bước đầu tiên và quan trọng để có phương pháp điều trị hiệu quả. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Biểu hiện của bệnh rối loạn cương dương thường gặp

rối loạn cương dương

Rối loạn cương dương sẽ có biểu hiện chính là giảm nhu cầu ham muốn

Nhận biết sớm các biểu hiện của rối loạn cương dương là bước quan trọng để kịp thời thăm khám và điều trị. Các biểu hiện của bệnh thường rất đa dạng, phản ánh những mức độ nghiêm trọng khác nhau của bệnh. Cụ thể như sau:

  • Không có ham muốn tình dục và dương vật không cương cứng được: Đây là dấu hiệu điển hình của bệnh rối loạn cương dương khi nam giới mất hoàn toàn hứng thú với quan hệ tình dục. Nguyên nhân thường xuất phát từ sự suy giảm hormone sinh dục, vấn đề tâm lý hoặc các bệnh lý nền gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của phái mạnh.
  • Có ham muốn nhưng dương vật không cương cứng được: Tình trạng này còn được gọi là “trên bảo dưới không nghe”, khi nam giới vẫn có ham muốn tình dục nhưng dương vật không thể phản ứng. Biểu hiện này thường gặp ở những người chịu áp lực tâm lý, stress hoặc mệt mỏi kéo dài, gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và khả năng kiểm soát tình dục.
  • Dương vật cương nhưng không đủ cứng hoặc không duy trì được độ cương cứng: Ở một số trường hợp, dương vật có thể cương nhưng không đủ độ cứng để đưa vào âm đạo hoặc nếu đưa vào thì không duy trì được đến lúc xuất tinh. Điều này gây cản trở nghiêm trọng đến quá trình quan hệ tình dục, khiến cả hai bên đều cảm thấy không thỏa mãn. Nguyên nhân thường liên quan đến lưu lượng máu không đủ hoặc các bệnh lý mạch máu.
  • Dương vật cương cứng không đúng lúc: Một biểu hiện khác là tình trạng cương cứng xảy ra không phù hợp, chẳng hạn dương vật không cương cứng khi cần thiết trong quan hệ tình dục nhưng lại cương cứng vào lúc đang làm việc hoặc ngủ. Hiện tượng này cho thấy sự rối loạn trong cơ chế điều khiển thần kinh và mạch máu, đôi khi đi kèm với yếu tố tâm lý.

Cách điều trị rối loạn cương dương cho hiệu quả cao

Rối loạn cương dương là một vấn đề nhạy cảm nhưng hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả nếu lựa chọn đúng phương pháp phù hợp, bao gồm:

1. Liệu pháp tâm lý

Trong nhiều trường hợp, rối loạn cương dương bắt nguồn từ căng thẳng, lo lắng hoặc các vấn đề về tâm lý. Tham vấn chuyên gia tâm lý hoặc áp dụng liệu pháp tình dục có thể giúp nam giới giải tỏa áp lực tinh thần, vượt qua cảm giác tự ti và phục hồi sự tự tin trong chuyện chăn gối. Đây là một phương pháp hữu ích, đặc biệt với những người có dấu hiệu trầm cảm hoặc gặp khó khăn trong các mối quan hệ cá nhân.

2. Tiêm thuốc hoặc sử dụng thiết bị hỗ trợ

Đối với những trường hợp không đáp ứng với thuốc uống, tiêm thuốc trực tiếp vào dương vật có thể là một giải pháp. Thuốc tiêm giúp kích thích mạch máu giãn nở, hỗ trợ quá trình cương cứng một cách hiệu quả. Ngoài ra, máy bơm chân không tạo môi trường chân không xung quanh dương vật để tăng lưu thông máu cũng là một thiết bị hỗ trợ hữu ích. Dù có hiệu quả, cả hai phương pháp này đều cần được hướng dẫn và giám sát bởi bác sĩ để tránh tổn thương không mong muốn.

3. Liệu pháp hormone

Rối loạn cương dương ở một số nam giới có thể liên quan đến sự suy giảm hormone testosterone. Trong trường hợp này, bổ sung hormone dưới sự giám sát của bác sĩ có thể giúp cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, việc điều trị hormone cần được thực hiện cẩn thận, bởi lạm dụng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác như tăng nguy cơ bệnh tim mạch hoặc phì đại tuyến tiền liệt.

4. Phẫu thuật

Phẫu thuật cấy ghép dương vật là lựa chọn cuối cùng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Phương pháp này điều trị rối loạn cương dương thông qua việc cấy ghép thiết bị giả vào trong dương vật và bìu giúp đạt được sự cương cứng tự nhiên. Cấy ghép dương vật được coi là kỹ thuật điều trị an toàn và hiệu quả cho những trường hợp rối loạn cương dương nặng, đặc biệt là ở những bệnh nhân không phản ứng với phương pháp khác. Có thể ní đây là một giải pháp mang lại tỷ lệ thành công cao nhưng cần được cân nhắc kỹ lưỡng bởi tính chất xâm lấn, thời gian hồi phục lâu và chi phí điều trị cao.

5. Dùng thuốc

rối loạn cương dương

Sử dụng thuốc để điều trị rối loạn cương dương

Các loại thuốc như sildenafil (Viagra), tadalafil (Cialis), vardenafil (Levitra) được xem là phương pháp phổ biến nhất để điều trị rối loạn cương dương. Chúng hoạt động bằng cách tăng cường lưu lượng máu đến dương vật, giúp người bệnh đạt được và duy trì sự cương cứng khi có kích thích tình dục. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, đặc biệt đối với những người mắc bệnh tim mạch hoặc đang dùng thuốc nitrat, để tránh tác dụng phụ nguy hiểm như hạ huyết áp nghiêm trọng.

Cách phòng tránh bệnh rối loạn cương dương

Việc phòng ngừa bệnh rối loạn cương dương không chỉ giúp cải thiện sức khỏe sinh lý mà còn nâng cao chất lượng sống của nam giới. Dưới đây là các biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả mà bạn nên thực hiện.

1. Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia

Thuốc lá và rượu bia là những yếu tố hàng đầu gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sinh lý nam giới. Chúng làm giảm lưu lượng máu đến dương vật và tổn thương các dây thần kinh liên quan đến khả năng cương cứng. Do đó, từ bỏ thuốc lá và hạn chế rượu bia không chỉ cải thiện chức năng sinh lý mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường.

2. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng

Một chế độ ăn giàu dưỡng chất có thể giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và hỗ trợ phòng ngừa rối loạn cương dương. Các thực phẩm như lựu, lá hẹ, giá đỗ, gừng và mật ong chứa nhiều dưỡng chất và chất chống oxy hóa, giúp cải thiện tuần hoàn máu và nâng cao khả năng sinh lý. Kết hợp các loại thực phẩm này vào bữa ăn hằng ngày là một cách đơn giản để tăng cường sức khỏe sinh lý.

3. Giữ đời sống tinh thần và vật chất lành mạnh

Tinh thần thoải mái đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng sinh lý. Hãy ngủ đủ giấc, tránh thức khuya và hạn chế căng thẳng để bảo vệ sức khỏe thần kinh và nội tiết. Đồng thời, duy trì thái độ sống tích cực, lạc quan cũng góp phần lớn vào việc phòng ngừa các rối loạn về sinh lý.

4. Phòng ngừa các bệnh lý mạn tính

Kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính như tim mạch, đái tháo đường và xơ vữa mạch máu bằng cách thăm khám định kỳ và duy trì lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn bảo vệ chức năng sinh lý lâu dài và phòng ngừa bệnh rối loạn cương dương.

5. Tập thể dục thường xuyên

Thể dục đều đặn không chỉ cải thiện tuần hoàn máu mà còn tăng cường sản xuất testosterone, hormone quan trọng cho sức khỏe nam giới. Các bài tập như đi bộ, chạy bộ, yoga hoặc bài tập cơ sàn chậu như Kegel đều có lợi cho khả năng cương cứng. Chỉ cần dành 30 phút mỗi ngày cho việc vận động cũng có thể mang lại sự thay đổi tích cực đáng kể.

Trong bài viết trên chúng tôi vừa chia sẻ đến các bạn những thông tin hữu ích liên quan đến chứng rối loạn cương dương ở nam giới. Nếu có thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn.

Thông tin liên hệ:

Phòng Khám Đa Khoa Nam Định